Tin tức

10 điều lưu ý khi thành lập doanh nghiệp, công ty mới năm 2024

09/01/2024 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
10 điều lưu ý khi thành lập doanh nghiệp, công ty mới năm 2024

Nhiều doanh nghiệp, công ty chưa trang bị cho mình những kiến thức cần thiết sẽ gây ra nhiều vấn đề không mong muốn liên quan đến thủ tục trong tương lai. Cùng Bluecom tìm hiểu ngay 10 điều lưu ý khi mới thành lập doanh nghiệp, công ty.

1. Tên doanh nghiệp - 6 điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp

  1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
  2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  4. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp.
  5. Trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.
  6. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp

2. Chủ thể thành lập doanh nghiệp

Trường hợp được thành lập doanh nghiệp

  • Đối với cá nhân: có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015
  • Đối với tổ chức: được thành lập một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc của nước mà tổ chức mang quốc tịch

Trường hợp không được thành lập doanh nghiệp

Căn cứ vào khoản 2 – Điều 17 – Luật Doanh nghiệp 2020

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn nhà nước trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên;
  • Người hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Người bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng;
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự;

3. Loại hình Doanh nghiệp dự kiến thành lập

Theo quy định của pháp Luật Doanh nghiệp, hiện có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến đó là:

  • Công ty TNHH một thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Công ty Cổ phần;
  • Công ty Hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân

    4. Lưu ý khi chọn địa chỉ công ty

    Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Những điểm cần lưu ý:

    • Có đủ 4 cấp hành chính (Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh)
    • Có số nhà (đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì bắt buộc phải có số nhà, tuy nhiên tại các Tỉnh khác thì số nhà không bắt buộc nếu chưa có);
    • Trường hợp thuê tại tòa nhà thì phải có số tầng, lầu;
    • Không được lấy địa chỉ không có thực (địa chỉ ma) để đặt trụ sở;
    • Không dùng chung cư để làm địa chỉ trụ sở, nếu trường hợp căn hộ hỗ hợp kinh doanh và ở (officetel) thì cần có xác nhận của Chủ đầu tư;
    • Nên có Hợp đồng thuê trụ sở nếu không phải là nhà riêng.

    5. Ngành, nghề kinh doanh của công ty/doanh nghiệp

    • Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
    • Trước ngày 1/7/2015, nếu đăng ký ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh: phổ biến là yêu cầu về chứng chỉ hành nghề và vốn pháp định.

    => Nay theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì khi thành lập doanh nghiệp, các thành viên/cổ đông chỉ cung cấp bản sao có chứng thực CMND hoặc hộ chiếu hoặc thể căn cước công dân.

    => Như vậy, đối với 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp không phải chứng minh khi thành lập doanh nghiệp.

    6. Vốn điều lệ khi thành lập công ty/doanh nghiệp

    Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần;

    Hiện nay, khi nộp hồ sơ tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư, chủ Doanh nghiệp không cần chứng minh vốn điều lệ đã đăng ký, tuy nhiên Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý. Không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại gây khó nhiều khó khăn.

    7. Người đại diện theo pháp luật của công ty/doanh nghiệp

    Theo Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

    • Là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
    • Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
    • Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

    Điều kiện:

    • Từ đủ 18 tuổi trở lên;
    • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
    • Không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và quản lý doanh nghiệp;
    • Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn tại Công ty.

    Chức vụ của người đại diện theo pháp luật:

    • Tổng Giám đốc công ty;
    • Giám đốc công ty;
    • Chủ tịch công ty – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
    • Chủ tịch Hội đồng quản trị – đối với công ty cổ phần;
    • Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc/Giám đốc – Đối với công ty cổ phần;
    • Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc/Giám đốc – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
    • Chủ tịch Hội đồng thành viên – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
    • Hoặc các chức danh khác theo quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy định pháp luật.

    8. Lệ Phí môn bài cho công ty mới thành lập 

    Luật Phí và Lệ phí ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Theo đó, Nghị định 139/2016/NĐ-CP hướng dẫn về LỆ PHÍ MÔN BÀI thay cho THUẾ MÔN BÀI trước đây.

    Cụ thể như sau:

    a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

    b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

    c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

    Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.

    Thuế môn bài 2024: Chi tiết mức nộp, hạn nộp, đối tượng nộp
    Xem chi tiết:Thuế môn bài 2024: Chi tiết mức nộp, hạn nộp, đối tượng nộp

    9. Hoá đơn GTGT của công ty 

    Khi thành lập công ty thì hoá đơn GTGT cũng là vấn đề cần quan tâm trước tiên. Một vấn đề lâu nay làm đau đầu kế toán là làm thế nào để đăng ký sử dụng hoá đơn GTGT để chọn cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

    Nay kế toán không còn lo lắng về vấn đề này nữa. Ngày 19/9/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 93/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.

    => Theo đó, doanh nghiệp không cần nộp tờ 06/GTGT để đăng ký phương pháp tính thuế GTGT nữa.

    10. Con dấu của công ty 

    Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời và có hiệu lực từ 1/1/2021 quy định rất nhiều vấn đề có tính tiến bộ trong quản lý hành chính nhà nước về doanh nghiệp. Một trong số đó là quy định về con dấu. Theo đó, doanh nghiệp có trọn quyền quyết định về việc tạo ra và sử dụng con dấu. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu và tự do chọn hình dạng, kích thước và màu sắc cho con dấu. 

    Trên đây là những thông tin mà Bluecom chia sẻ, hi vọng mang đến lợi ích cho quý bạn đọc!

    Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

    CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

    VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

    Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

    Hotline: 024.39936229 - 84973282186

    Email: dailythuebluecom@gmail.com

    Bình luận

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: