Giấy phép kinh doanh là loại giấy phép được cấp cho các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn thực hiện thủ tục nhưng đang gặp khó khăn rắc rối và đang cần một đơn vị tư vấn? Hãy đến với dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Bluecom. Mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết trong thời gian nhanh nhất với chi phí tiết kiệm nhất.


Loại hình đăng ký giấy phép kinh doanh

Loại hình thành lập sẽ ảnh hưởng đến thủ tục và chi phí, do đó, bạn cần xác định loại hình trước khi đăng ký giấy phép kinh doanh.

Theo đó, các loại hình phải đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm: hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh).

Tùy vào nhu cầu phát triển kinh doanh mà chọn lựa loại hình thành lập phù hợp, cụ thể:

1. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể thường là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều cá nhân, hộ gia đình khi họ có nhu cầu kinh doanh quy mô nhỏ (như tiệm tạp hóa, tiệm giặt là, quán ăn...). Bởi thủ tục đăng ký và cách thức hoạt động của hộ kinh doanh khá đơn giản. Vì không có tư cách pháp nhân, không có con dấu tròn nên hộ kinh doanh không phải nộp báo cáo quý, báo cáo năm như doanh nghiệp.

Hiện tại, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động được thuê và có thể đăng ký sử dụng hóa đơn bán hàng điện tử để xuất hóa đơn cho doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh có thể dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh cũng như tiếp cân được nhiều đối tượng khách hàng.

2. Thành lập doanh nghiệp 

Nếu quy mô hoạt động kinh doanh lớn, doanh nghiệp cần có tư cách pháp nhân để được pháp luật bảo vệ và được phép xuất hóa đơn GTGT. Đồng thời, thành lập doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn và giao dịch với đối tác, khách hàng… có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: 

  1. Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình;

  2. Công ty cổ phần: Tối thiểu có 3 cổ đông sáng lập;

  3. Công ty TNHH 1 thành viên: Do 1 tổ chức hoặc cá nhân thành lập;

  4. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Từ 2 đến 50 thành viên góp vốn;

  5. Công ty hợp danh: Tối thiểu 2 thành viên hợp danh là cá nhân, không giới hạn thành viên góp vốn.

Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Bước 1: Chủ hộ kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến phòng kinh tế/ hoặc kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi hộ kinh doanh muốn đặt địa chỉ bao gồm những thông tin và hồ sơ giấy tờ sau:

– Hộ khẩu sao y công chứng;

– CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu sao y công chứng;

– Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh cửa hàng (nếu là địa điểm thuê); Giấy chủ quyền nhà (nếu là chủ sở hữu);

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể ghi đầy đủ thông tin sau;

+ Tên hộ kinh doanh cá thể, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại;

+ Ngành, nghề dự tính đăng ký kinh doanh;

+ Số vốn đăng ký kinh doanh cụ thể là bao nhiêu;

+ Số lao động sử dụng cho hộ kinh doanh;

+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, thông tin CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân đăng ký kinh doanh hoặc đại diện đơn vị kinh doanh;

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sẽ gửi Giấy biên nhận và sau thời hạn từ 3-5 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Đã nộp đầy đủ lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh.

+ Tên chủ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định;

+ Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;

– Trường hợp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho chủ hộ kinh doanh được biết và tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập công ty

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty

- Tên công ty, loại hình công ty như công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân...

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định

- Bản dự thảo điều lệ công ty

- Danh sách cá nhân/các thành viên sáng lập công ty hoặc danh sách cổ đông có chữ ký theo mẫu quy định

- Thẻ căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu có công chứng của cá nhân/các thành viên/cổ đông sáng lập.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại (xem mục dưới).

Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ đầy đủ và chính xác).

Bước 4: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH tới cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 6: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.

Bước 7: Đóng thuế môn bài qua mạng.

Bước 8: Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế, đề nghị sử dụng hóa đơn VAT và thông báo phát hành hóa đơn VAT.

Bước 9: Báo cáo thuế định kỳ hàng tháng,quý, năm tới cơ quan quản lý thuế sở tại.
 

Đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh ở đâu?

Trường hợp thành lập công ty thì cần đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Nếu bạn muốn đăng ký giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì đăng ký kinh doanh tại Phòng Kinh tế cấp Quận/Huyện.

Bao lâu thì nhận được giấy phép kinh doanh?

Tại Bluecom, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh công ty cổ phần hay giấy phép kinh doanh công ty TNHH đều sẽ được hoàn thành nhanh chóng, chỉ trong 3 ngày. Bluecom sẽ thay bạn thực hiện các việc sau:

  • Soạn toàn bộ hồ sơ;

  • Trình khách hàng ký hồ sơ tận nơi;

  • Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT;

  • Chỉ trong vòng 3 ngày, Sở KH&ĐT sẽ kiểm duyệt hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh;

  • Đại diện doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT;

  • Bàn giao giấy phép kinh doanh cùng con dấu tận nơi.

Trong khi đó, bạn chỉ cần cung cấp cho Bluecom các thông tin đơn giản như:

  • Thông tin công ty dự kiến: tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp của từng thành viên/cổ đông…

  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu không quá 6 tháng của người đại diện pháp luật, chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập.

Một số lưu ý sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh

Hộ kinh doanh cần liên hệ cơ quan thuế quản lý cấp quận/ huyện để thực hiện hồ sơ thuế ban đầu, nộp thuế môn bài và thuế khoán theo thông báo của cơ quan thuế.

Công ty có vốn góp của cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài cần thực hiện:

  • Khắc dấu;

  • Treo biển tại trụ sở công ty;

  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, tài khoản đầu tư vốn (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

  • Thông báo sử dụng hóa đơn điện tử;

  • Kê khai và nộp thuế môn bài;

  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh hoặc góp vốn theo thông tin đã cam kết tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

  • Xin cấp các giấy phép kinh doanh, giấy phép đủ điều kiện hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh nhanh gọn

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com
 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: