Vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên khi thành lập công ty, doanh nghiệp. Vậy cần bao nhiêu vốn là đủ để thành lập doanh nghiệp? Các loại vốn cơ bản khi thành lập là gì? Dưới đây Bluecom xin chia sẻ chi tiết những thông tin về vốn khi thành lập doanh nghiệp để các bạn có thể nắm rõ!
Vốn bao nhiêu thì thành lập được doanh nghiệp?
Pháp luật không quy định cụ thể cần bao nhiêu vốn để thành lập doanh nghiệp. Tùy vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh, khả năng tài chính cũng như mục tiêu hoạt động của công ty mà doanh nghiệp xác định vốn.
Do đó, để trả lời được câu hỏi chung “cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty?”, bạn cần xác định được có bao nhiêu loại vốn khi thành lập doanh nghiệp.
4 loại vốn cơ bản khi thành lập doanh nghiệp
Có 4 loại vốn cơ bản khi thành lập doanh nghiệp, bao gồm:
1. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn cơ bản mà các doanh nghiệp phải có khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Vốn điều lệ được góp bởi các thành viên, cổ đông hoặc được cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Tất cả các loại hình doanh nghiệp khi thành lập đều cần phải có vốn điều lệ. Tuy vậy, không có quy định về giới hạn vốn điều lệ (Trừ các trường hợp quy định vốn pháp định và vốn ký quỹ, ảnh hưởng đến vốn điều lệ).
Tùy vào năng lực và tiềm lực tài chính của cá nhân, tổ chức mà doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ phù hợp.
2. Vốn pháp định
Vốn pháp định là vốn bắt buộc phải có khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, sẽ có quy định cụ thể về vốn pháp định.
3. Vốn ký quỹ
Khi thành lập, doanh nghiệp cần phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) tại ngân hàng bất kỳ, nhằm đảm bảo tình trạng hoạt động công ty hay nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đó.
Tương tự vốn pháp định, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc ký quỹ.
Tùy vào ngành nghề, doanh nghiệp cần đáp ứng quy định về vốn pháp định & vốn ký quỹ
4. Vốn góp nước ngoài
Vốn góp nước ngoài (vốn đầu tư nước ngoài) là loại vốn do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc các tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài, đầu tư vào các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.
Tùy vào một số lĩnh vực như giáo dục, bất động sản, du lịch lữ hành… sẽ có quy định về vốn đầu tư nước ngoài.
Kinh nghiệm về số vốn khi thành lập doanh nghiệp
Tùy vào ngành nghề, quy mô kinh doanh chủ doanh nghiệp hoặc hội đồng thành viên quyết định số vốn của doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thông suốt. Hiểu cụ thể hơn, vốn bao nhiêu là quyền quyết định của doanh nghiệp. Tuy nhiên dựa vào mức vốn doanh nghiệp đăng ký sẽ là căn cứ để đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp:
- Vốn điều lệ nếu để quá thấp, trách nhiệm của người góp vốn giảm dẫn đến việc khó tạo niềm tin cho các đối tác.
- Vốn điều lệ nếu để quá cao, trách nhiệm của người góp vốn cao, việc chịu các rủi ro của người góp vốn tăng nhưng lại tạo được sự tin tưởng lớn của khách hàng cũng như các đối tác.
Đối với việc góp vốn khi thành lập công ty, theo quy định phải góp đúng và đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện tại các cơ quan chức năng không kiểm tra việc góp vốn của doanh nghiệp có được thực hiện đúng hay không, nên một số doanh nghiệp vẫn kê khai đã thực hiện việc góp vốn bằng tiền mặt trong 90 ngày để “lách luật”.
Đối với tất cả loại hình doanh nghiệp, dựa vào hoạt động kinh doanh hoặc quy mô phát triển của công ty mà xem xét đến việc có nên huy động vốn hay không.
Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM
VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 024.39936229 - 84973282186
Email: dailythuebluecom@gmail.com