Tin tức

9 vi phạm trước và sau khi thành lập doanh nghiệp cần nắm rõ

19/03/2024 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
9 vi phạm trước và sau khi thành lập doanh nghiệp cần nắm rõ

Do thiếu kinh nghiệm và chủ quan, nên ngoài quy định về các thủ tục trước khi thành lập, thì sau khi nhận GPKD và con dấu, nhiều doanh nghiệp đã bỏ sót các quy định về thuế, lệ phí dẫn đến những xử phạm không nên có. Cùng Bluecom tìm hiểu về những lỗi sai trước và sau khi thành lập doanh nghiệp mắc phải ngay dưới đây nhé!

5 lỗi sai khi thành lập doanh nghiệp thường mắc phải

Về vốn

Vốn điều lệ quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến uy tín, thuế môn bài và các vấn đề khác liên quan đến việc giải thể, nghĩa vụ đối với người lao động, đối tác... của doanh nghiệp.

Vì vậy, vốn điều lệ khi xác định nên phù hợp với với quy mô công ty cũng như đặc thù từng lĩnh vực kinh doanh.

Về cách đặt tên, địa chỉ trụ sở và chọn loại hình doanh nghiệp thích hợp

Cách đặt tên doanh nghiệp phải thỏa các quy định tại Điều 38, 39 và 40 của Luật Doanh nghiệp 2014. Tên đầy đủ của doanh nghiệp phải bao gồm cả loại hình doanh nghiệp. Do đó, trước tiên, bạn cần xác định loại hình doanh nghiệp phù hợp, vì mỗi loại hình khác nhau sẽ có những thủ tục, hồ sơ khác nhau.

Ví dụ: Doanh nghiệp tên X, loại hình công ty TNHH, tên đầy đủ là Công ty TNHH X.

Lưu ý: Để tránh trường hợp đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn tên doanh nghiệp, bạn có thể kiểm tra tên doanh nghiệp đã đăng ký Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Địa chỉ đặt trụ sở phải đầy đủ các thông tin như: Số nhà, hẻm, đường, phường, quận, thành phố, tỉnh… Trường hợp trụ sở đặt tại tòa nhà văn phòng thì phải có quyết định của chủ đầu tư chứng minh tòa nhà đó có chức năng kinh doanh, thương mại hoặc cho thuê văn phòng.3

Về ngành nghề đăng ký kinh doanh

- Doanh nghiệp đăng ký sai hoặc thiếu ngành nghề kinh doanh dẫn tới việc khó khăn trong xuất hóa đơn sau này (vì công ty chỉ được xuất hóa đơn trong phạm vi ngành nghề đăng ký);

- Một số ngành nghề có điều kiện khi hoạt động phải làm thủ tục đăng ký giấy phép con. Do đó, nếu công ty đăng ký thành lập với mã ngành không đúng hoặc ghi chi tiết ngành nghề sai, thì doanh nghiệp sẽ không xin được giấy phép con;

- Ngành nghề kinh doanh không phù hợp với kế hoạch quy hoạch và phát triển kinh tế chung của từng địa phương, khu vực...nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

- Một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề tương ứng hoặc các yêu cầu chung về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy…; Một số ngành nghề ảnh hưởng đến vốn pháp định và vốn ký quỹ, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn và chứng minh vốn;

- Một số ngành nghề có điều kiện khi hoạt động phải xin giấy phép con, vì vậy trong quá trình thành lập công ty đăng ký ngành nghề không đúng mã hoặc sai từ ngữ sẽ không xin được giấy phép con hoạt động.

Ví dụ

Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề karaoke - ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có thể tham khảo gợi ý sau:

- Nhà nước không quy định về giới hạn vốn, do đó doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mức vốn phù hợp với quy mô là được;

- Mã ngành nghề: 9329 - Hoạt động vui chơi giải trí khác;

Tuy nhiên, nếu địa điểm karaoke phục vụ các thức uống có cồn và thuốc lá thì phải đăng ký thêm mã ngành nghề như sau: Ngành bán lẻ rượu (4723), ngành bán lẻ thuốc lá (4724).

- Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, các khu vực thuộc về tôn giáo, văn hóa, chính trị, xã hội… từ 200m trở lên;

- Phải đáp ứng những quy định về xây dựng, thiết kế, đặc biệt là xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự;

- Nếu địa điểm kinh doanh tại khu dân cư, phải được sự đồng ý của các chủ hộ liền kề bằng văn bản.

Mức xử phạt hành chính đối với 4 lỗi sai sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi nhận được con dấu và giấy phép đăng ký kinh doanh, hầu hết doanh nghiệp đều chủ quan, bỏ qua các thủ tục vô cùng quan trọng, dẫn đến những xử phạt hành chính không nên có.

Dưới đây là bảng liệt kê những lỗi cơ bản sau khi thành lập doanh nghiệp và mức xử phạt vi phạm.

                                                 

Các lỗi thường gặp Mức phạt vi phạm
    

Không treo bảng hiệu

10.000.000 - 15.000.000 đồng
Chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài     

01 - 10 ngày: 700.000 đồng

    

Sau 10 ngày tiếp theo: 700.000 đồng

    

Mức cao nhất: 3.500.000 đồng

Chậm nộp thuế môn bài     

Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp

Không thông báo tài khoản ngân hàng     

01 - 10 ngày:

    

- Có tình tiết giảm nhẹ: Phạt cảnh cáo

    

- Không có tình tiết giảm nhẹ: 700.000 đồng

    

10 - 30 ngày: 700.000 đồng

    

Trên 30 ngày: 1.400.000 đồng

Bạn cũng có thể tham khảo thêm những việc cần làm và lưu ý sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp của Bluecom.

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: