Mẫu tờ khai thuế điện tử 01/GTGT năm 2023 có nhiều thay đổi khi áp dụng theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC. Trong bài viết hôm nay, cùng Bluecom hướng dẫn cán bộ, chuyên viên kế toán cách lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo quy định tại Thông tư 80 nhé.
Điểm mới của tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo Thông tư 80 kế toán cần biết
Đối với những người làm kế toán đã biết, mẫu 01/GTGT là tờ khai GTGT được áp dụng cho những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Ngoài ra, tờ khai thuế GTGT được gửi đến cơ quan thuế được xem là hợp pháp khi tờ khai được kê khai theo đúng mẫu quy định. Các chỉ tiêu trong tờ khai mẫu O1/GTGT phải được ghi đúng, đầy đủ theo quy định của Luật thuế và được người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên, đóng dấu hoặc ký bằng chữ ký số.
Cơ bản cách kê khai các chỉ tiêu trên mẫu 01/GTGT hầu như các bạn làm kế toán đều đã quen và nắm rõ. Tuy nhiên, kể từ kỳ thuế năm 2022, biểu mẫu tờ khai thuế điện tử đã có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt đối với mẫu tờ khai 01/GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC so với mẫu cũ được ban hành tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
Dưới đây là những điểm mới của tờ khai thuế GTGT kế toán cần lưu ý nắm rõ:
(1) Bổ sung các chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu [01a] để phù hợp với quy định khai riêng đối với một số hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 7 và điểm b, c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
- Chỉ tiêu [23a], [24a] để kê khai thông tin về số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu và đối chiếu với dữ liệu của cơ quan hải quan. Hỗ trợ cơ quan thuế kiểm tra được việc kê khai của người nộp thuế vào khâu nội địa đầy đủ, chính xác và kịp thời;
- Chỉ tiêu [39a] để kê khai riêng thông tin thuế GTGT nhận bàn giao trong các trường hợp:
+ Thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của dự án đầu tư chuyển cho người nộp thuế tiếp tục khấu trừ (là số thuế GTGT còn được khấu trừ, không đủ điều kiện hoàn, không hoàn mà người nộp thuế đã kê khai riêng tờ khai thuế dự án đầu tư) khi dự án đầu tư đi vào hoạt động
+ Thuế GTGT còn được khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phụ thuộc khi chấm dứt hoạt động kinh doanh…Đảm bảo theo dõi, đối chiếu được số thuế đã bàn giao của các đơn vị khác và kiểm soát được việc kê khai tăng thuế GTGT đầu vào của người nộp thuế;
(2) Bỏ chỉ tiêu [39] \
Thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng, BĐS ngoại tỉnh” phù hợp với quy định mới tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư 80. Nhằm khắc phục tình trạng chuyển số thuế đã nộp thành số thuế còn được khấu trừ nhưng không có cơ chế hoàn trả cho người nộp thuế như quy định cũ.
Hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo tháng/quý trên phần mềm HTKK mới nhất theo Thông tư 80
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn hình thức báo cáo thuế GTGT theo tháng. Dưới đây là cách kê khai thuế GTGT điện tử theo tháng trên phần mềm hỗ trợ kê khai.
Lưu ý, kế toán nên cập nhật phiên bản phần mềm HTKK mới nhất, sau đó làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK
Người nộp thuế đăng nhập hệ thống HTKK bằng MST của doanh nghiệp và chọn “Thuế giá trị gia tăng” rồi chọn vào “mẫu tờ khai thuế GTGT (01/GTGT)”.
Thay vì sử dụng hóa đơn GTGT giấy, hóa đơn đỏ tốn thời gian, hóa đơn điện tử cho phép doanh nghiệp lập và xuất hóa đơn điện tử mọi lúc, mọi nơi.
Hóa đơn điện tử iHOADON có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phần mềm hóa đơn điện tử khác, cụ thể:
- Khởi tạo, phát hành và tra cứu hóa đơn điện tử mọi lúc, mọi nơi;
- Kết nối với các phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị phổ biến giúp tiết kiệm hơn 80% thời gian nhập liệu;
- Theo dõi hạn nợ và thanh toán hóa đơn trực tuyến ngay trên hệ thống;
- Đáp ứng đầy đủ các mẫu hóa đơn theo nhu cầu quản trị của doanh nghiệp và thông tin theo quy định của Cơ quan thuế;
Bước 2: Kê khai thông tin quản lý thuế, doanh mục ngành nghề, kỳ thuế GTGT
Người nộp thuế khai báo thông tin cơ quan quản lý thuế, loại hình kinh doanh của đơn vị, cụ thể:
- Kỳ khai thuế theo tháng/quý
- Danh mục ngành nghề hoạt động
- Phụ lục kê khai thuế điện tử
Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh thường, không có hoạt động kinh doanh cần phân bổ thuế GTGT, kế toán chỉ cần chọn cơ quan quản lý thuế cấp cục và Cơ quan thuế nộp cấp huyện/thành phố/cục tùy doanh nghiệp như thông tin ban đầu.
Lưu ý: Theo Thông tư 80, người nộp thuế cần lựa chọn danh mục ngành nghề khi kê khai, một số ngành nghề được phân bổ thuế GTGT dưới đây:
(1) Kinh doanh xổ số điện toán;
(2) Chuyển nhượng BĐS;
(3) Xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;
(4) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở lắp ráp, gia công). Trừ trường hợp được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
(5) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
Các hoạt động kinh doanh khác sẽ không phải phân bổ thuế GTGT nếu không thuộc các trường hợp nêu trên (quy định tại Thông tư 80).
Bước 3: Kê khai thuế trên “Tờ khai thuế GTGT (01/GTGT)”
Khi hệ thống HTKK hiển thị màn hình “Tờ khai thuế GTGT (Mẫu 01/GTGT), người nộp thuế sẽ nhập các số liệu vào các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu [21]: Tích vào đây nếu trong kỳ khai thuế không phát sinh hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào;
- Chỉ tiêu [22]: Kế toán lấy số GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang, cần tương ứng với số thuế ghi trên tờ khai thuế GTGT của kỳ trước (tại chỉ tiêu [43]);
- Chỉ tiêu [23]: Là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ đã mua vào trong kỳ kê khai nhưng chưa có thuế GTGT;
- Chỉ tiêu [24]: Tổng tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào;
- Chỉ tiêu [25]: Tổng tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đã mua vào khấu trừ;
- Chỉ tiêu [26]: Tổng doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT;
- Chỉ tiêu [27], [28], [34], [35], [36], [40], [41], [42], [43]: Phần mềm HTKK tự động cập nhật;
- Chỉ tiêu [29]: Tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ với mức thuế suất 0%;
- Chỉ tiêu [30], [31]: Tổng doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ với thuế suất 5% và tiền thuế GTGT;
- Chỉ tiêu [32], [33]: Tổng doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ với mức thuế suất 10% và tiền thuế GTGT;
- Chỉ tiêu [32a]: Tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai và tiền nộp thuế GTGT;
- Chỉ tiêu [37], [38]: Tương ứng với số tiền điều chỉnh giảm và số tiền điều chỉnh tăng.
Sau khi hoàn thiện kê khai, kế toán cần kết xuất XML online để hoàn tất quy trình khai thuế GTGT cho doanh nghiệp.
Cách nộp tờ khai thuế GTGT lên cơ quan thuế 2023
Sau khi đã hoàn thiện tờ khai thuế GTGT và kết xuất lên phần mềm, kế toán cần nộp báo cáo thuế GTGT lên cơ quan thuế. Cách nhanh nhất là nộp qua trang web thuedientu.gdt.gov.vn qua các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế tại: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Bước 2: Tải tờ khai thuế XML lên hệ thống
Bước 3: Nhấn ký điện tử
Bước 4: Chọn “Nộp tờ khai”
Bước 5: Chọn “Tra cứu” để kiểm tra báo cáo đã được gửi thành công hay chưa.
Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn kê khai thuế GTGT điện tử mẫu 01/GTGT theo Thông 80 mới nhất 2023. Hi vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc
Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM
VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 024.39936229 - 84973282186
Email: dailythuebluecom@gmail.com