Tin tức

Cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế?

27/08/2024 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
Cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế?

Cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế có thể bị cấm xuất cảnh - Đây là đề xuất bổ sung đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh của Bộ Tài chính tại dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi.

Tạm hoãn xuất cảnh là một trong số biện pháp cưỡng chế nợ được ngành thuế áp dụng với những trường hợp chây ỳ, có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bỏ trốn.

Dự thảo cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế

Bộ Tài chính đang dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Chứng khoán, luật Kế toán, luật Kiểm toán độc lập, luật Ngân sách nhà nước, luật Quản lý, sử dụng tài sản công, luật Quản lý thuế, luật Dự trữ quốc gia.

Trong đó, một trong những điểm đáng chú ý là tại dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính muốn bổ sung thêm đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh gồm: cá nhân là đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân là chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Hiện nay, theo Luật Quản lý thuế, "người nộp thuế" bao gồm cả tổ chức và cá nhân. Do đó, việc tạm hoãn xuất cảnh chỉ áp dụng với cá nhân là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp như hiện này là không phù hợp với thực tiễn.

Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh cần được thực hiện đối với các chủ thể là cá nhân người nộp thuế và các cá nhân khác là đại diện theo pháp luật của tổ chức nộp thuế như nêu trên.

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 7 tháng đầu năm 2024, ngành Thuế đã thực hiện thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 17.952 trường hợp với số tiền thuế nợ là 30.388 tỷ đồng. Theo đó, cơ quan thuế đã thu được 1.341 tỷ đồng của 2.116 người nộp thuế đang bị tạm hoãn xuất cảnh, bằng 45% so với số thu nợ bằng biện pháp cưỡng chế nợ (2.980 tỷ đồng). Điều này cho thấy hiệu quả của biện pháp cưỡng chế bằng tạm hoãn xuất cảnh là rất hiệu quả trong thu hồi nợ thuế.

Ngoài tạm hoãn xuất cảnh, ngành thuế áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế nợ như kê biên tài sản, thu qua bên thứ ba với những trường hợp chây ỳ, có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bỏ trốn.

Nợ thuế hộ kinh doanh có sao không và xử lý bằng biện pháp gì?

Nợ thuế hộ kinh doanh có sao không và xử lý bằng biện pháp gì?

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc kê biên tài sản và thu bên thứ ba có một số bất cập. Chẳng hạn, cán bộ thuế khó xác định quyền sở hữu tài sản của đối tượng nộp để cưỡng chế. Việc xác định tỷ lệ trách nhiệm của người nợ thuế với đóng góp của doanh nghiệp hoặc tài sản của họ với các đồng sở hữu cũng không dễ dàng. Chưa kể, hầu hết tài sản của người nộp thuế đang được thế chấp tại các tổ chức tín dụng, thời gian sử dụng của tài sản thấp.

Do đó, Bộ Tài chính cho rằng áp dụng các biện pháp trên rất phức tạp, phụ thuộc nhiều bên liên quan, cơ quan thuế không có đủ nguồn lực để kịp thời thực hiện với tất cả đối tượng bị cưỡng chế.

Do đó, Bộ đề xuất bổ sung quy định cơ quan thuế chỉ kê biên tài sản, thu bên thứ ba khi có đầy đủ thông tin, điều kiện. Biện pháp này cũng không thực hiện cưỡng chế bắt buộc với tất cả. Điều này giúp cơ quan thuế tập trung nguồn lực vào các đối tượng trọng tâm, trọng điểm có khả năng thu hồi nợ.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng cũng bổ sung quy định cho phép áp dụng ngay biện pháp phù hợp nếu người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn nhằm kịp thời thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: