Chi phí thành lập công ty, đăng kí doanh nghiệp gồm những gì? Dưới đây là đầy đủ chi tiết các thông tin từ chuyên gia tư vấn tại Bluecom sẽ cho bạn biết thành lập công ty hết bao nhiêu tiền.
Chi phí thành lập công ty 2024 gồm những gì?
Chi phí thành lập công ty dưới đấy chính là khoản lệ phí doanh nghiệp cần nộp cho cơ quan nhà nước khi thành lập công ty.
Lưu ý: Chi phí này KHÔNG bao gồm phí dịch vụ trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty của công ty Luật hoặc công ty tư vấn.
1. Lệ phí đăng ký thành lập công ty
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp cần phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp ngay khi nộp hồ sơ thành lập công ty.
Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là 100.000 VND/lần. Lệ phí này được nộp theo hình dịch vụ thanh toán điện tử. Nếu doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sẽ được miễn lệ phí đăng ký công ty.
2. Chi phí công bố thông tin khi thành lập
Chủ công ty phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.
Chiếu theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, phí công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp là 100.000 VND.
3. Chi phí mua chữ ký số (Token)
Mức giá mua chữ ký số phụ thuộc vào thời hạn sử dụng (01 – 03 năm). Mức chi phí mua mới chữ ký số (Token) Viettel là 1 năm 1.800.000VND, 2 năm 2.700.000VND và 3 năm 3.100.000VND. Mức giá mua chữ ký số phụ thuộc vào thời hạn sử dụng ( 01 – 03 năm).
Hiện nay, phí gia hạn chữ ký số Viettel 1 năm 900.000VND, 2 năm 1.300.000VND và 3 năm 1.500.000VND. Chi phí sẽ khác nhau tùy vào thời hạn chữ ký số 1 năm, 2 năm hay 3 năm.
4. Chi phí khắc dấu công ty
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại con dấu với giá cả đa dạng, tuy nhiên chúng dao động khoảng 90.000 – 160.000 VND đối với con dấu chức danh từ 1 – 2 dòng, con dấu chữ ký dao động từ 190.000 – 250.000 VND, con dấu hoàn công từ 450.000 – 500.000 VND, cán gỗ và khay mặc rời, còn nếu con dấu liền mực thì dao động từ khoảng 900.000 – 1.000.000 VND.
Doanh nghiệp khi làm con dấu công ty cần tuân thủ theo một số quy tắc như:
- Chỉ được khắc con dấu khi doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động.
- Phải thông báo thông tin con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi sử dụng.
5. Chi phí phát hành hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn GTGT
Theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp phải sử dụng hoá đơn điện tử. Do đó, việc phát hành hoá đơn điện tử là khoản chi phí bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp.
Chi phí làm hóa đơn điện tử khoảng 950.000 VND – 3.000.000 VND phụ thuộc vào số lượng hóa đơn đăng ký. Hóa đơn điện tử – Hóa đơn GTGT không giới hạn thời gian sử dụng.
6. Lệ phí công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp được miễn phí khi công bố mẫu con dấu qua mạng điện tử theo như quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
7. Chi phí làm biển hiệu công ty
Mức giá làm biển hiệu tùy vào vị trí đặt biển của công ty. Chi phí làm biển dao động từ 200.000VND/SP đến 1.500.000VND/SP tuỳ thuộc vào kích thước và chất liệu biển hiệu.
8. Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài của tổ chức doanh nghiệp phụ thuộc vào mức vốn điều lệ:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ/vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ/vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.
- Đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, chi nhánh, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ kinh doanh hàng hóa, sản xuất, dịch vụ:
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân, có doanh thu trên 500 triệu VND/năm: 1.000.000 VND/năm.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân, có doanh thu trên 300 đến 500 triệu VND/năm: 500.000 VND/năm.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân, có doanh thu trên 100 đến 300 triệu VND/năm: 300.000 VND/năm.
>> Xem thêm: Thuế môn bài 2024: Chi tiết mức nộp, hạn nộp, đối tượng nộp
9. Phí mở tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp cũng cần mở một tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch và nộp thuế điện tử theo quy định. Chính vì thế, chi phí mở tài khoản ngân hàng cũng là một khoản chi phí bắt buộc. Thông thường, số tiền này là 1.000.000 VND đối với Tài khoản VND.
Doanh nghiệp phải thực hiện công bố số tài khoản cho Phòng đăng ký giấy phép kinh doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư. Việc công bố thông tin tài khoản ngân hàng không mất phí.
10. Các chi phí thành lập công ty khác
Ngoài những loại chi phí trên, doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm một số các loại chi phí khác tùy vào yêu cầu của ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Một số chi phí khác doanh nghiệp cần chú ý như:
- Chi phí cho trang bị cơ sở vật chất.
- Chi phí thuê mặt bằng trụ sở, kinh doanh.
- Chi phí thiết kế, in ấn.
- Chi phí cho dịch vụ kê khai và đăng ký thuế lần đầu.
Nhìn chung, toàn bộ phần chi phí thành lập doanh nghiệp sẽ nằm trong khoảng trên dưới 10 triệu, chưa tính chi phí cơ sở vật chất. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải đi lại nhiều lần giữa các cơ quan nhà nước như Sở kế hoạch và Đầu Tư, cơ quan Thuế. Đồng thời phải am hiểu các trình tự, thủ tục hồ sơ để không phải mất công chỉnh sửa hay bổ sung nhiều lần.
Mức chi phí này có thể được tối ưu hơn nếu bạn lựa chọn những đơn vị tư vấn dịch vụ thành lập công ty uy tín.
Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM
VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 024.39936229 - 84973282186
Email: dailythuebluecom@gmail.com