Tin tức

Chi tiết 4 loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp năm 2023

19/06/2023 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
Chi tiết 4 loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp năm 2023

Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh tại Việt nam có khá nhiều các loại thuế doanh nghiệp cần nộp. Tuỳ vào ngành nghề, doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ với các loại thuế khác nhau. Tuy nhiên, dù là loại doanh nghiệp nào thì cũng có điểm chung là phải nộp 4 loại thuế cơ bản sau: Thuế môn bài, thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Ngoài ra còn một số loại thuế  khác, mời quý vị tham khảo thông qua bài viết dưới đây của Bluecom!

1. Thuế môn bài

Theo quy định tại Khoản 2 điều 17 thông tư 156/2013/TT-BTC.

“Điều 17: Khai thuế môn bài.

2. Khai thuế môn bài là loại khai thuế để nộp cho hàng năm được thực hiện như sau:

- Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp."

Thuế môn bài

Về nộp thuế môn bài: Theo quy định của Luật quản lý thuế thì thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Theo đó, khoản 1.3 Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC quy định về mức nộp thuế môn bài dựa trên mức vốn điều lệ của doanh nghiệp như sau:

Đơn vị: đồng

BẬC THUẾ MÔN BÀI

VỐN ĐĂNG KÝ

MỨC THUẾ MÔN BÀI CẢ NĂM

- Bậc 1

Trên 10 tỷ

3.000.000

- Bậc 2

Từ 5 tỷ đến 10 tỷ

2.000.000

- Bậc 3

Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ

1.500.000

- Bậc 4

Dưới 2 tỷ

1.000.000

Mục II khoản 1 Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC cũng quy định về việc nộp thuế môn bài như sau:

"Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm. Cơ sở đang sản xuất kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch; cơ sở mới ra kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và cấp mã số thuế." 

2. Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Theo Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, thì kể các doanh nghiệp sẽ không lập tờ khai tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà hàng quý doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính như sau:

“Điều 17. Bổ sung Điều 12a, Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:

Điều 12a. Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và quyết toán thuế năm

Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.”

Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế TNDN được tính theo công thức quy định tại thông tư 96/2015/TT-BTC như sau:

Thuế TNDN phải nộp =( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) )x Thuế suất thuế TNDN

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

Thu nhập được miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Thuế suất thuế TNDN được quy định tại ĐIều 11 Thông tư 78/2015/TT-BTC như sau:

- Thuế suất 20% (Áp dụng từ 01/01/2016)

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%;

- Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.

- Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 20%.

Thuế TNDN là loại thuế tạm nộp theo quý và quyết toán theo năm. 

Xem thêm: 3 cách cập nhật thông tin thuế khi đổi CMND 9 số sang CCCD

3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế GTGT là loại thuế khai theo tháng, trừ trường hợp phải khai theo quý theo quy định thông tư 151/2014/TT-BTC như sau:

Đối tượng khai thuế GTGT theo quý

Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.

Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.”

Về việc khai, nộp thuế GTGT cụ thể sẽ phụ thuộc vào phương pháp tính thuế của công ty bạn.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

- Trường hợp công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào

Thuế GTGT = Giá tính thuế x thuế suất

Thuế suất: có 3 mức thuế suất:

+ Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (Điều 9Thoong tư 219/2013/TT-BTC)

+ Thuế suất 5%: Áp dụng đối với một số loại hàng hóa quy định tại Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 26/2015/TT-BTC)

+ Thuế suất 10%: Áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ còn lại (Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC)

+ Đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT (Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC)

- Trường hợp công ty tính thuế theo phương pháp trực tiếp: Nộp thuế theo quy định tại điều 13 với tỷ lệ thuế như sau:

"- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%."

Thuế GTGT phải nộp = doanh thu x tỷ lệ thuế

- Trường hợp công ty kinh doanh vàng, bạc, đá quý:

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x 10%

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

4. Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)

thuế thu nhập cá nhân

Điểm a.1 khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

"a.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế."

Điểm a.3 khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

"a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế."

Khoản 1 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi điểm a.3 khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

"a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân."

Mặc dù thuế TNCN là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng tổ chức trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Việc khấu trừ thực hiện theo quy định tại thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

- Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.

- Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.

- Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập. 

5. Các loại thuế khác

Ngoài ra, phụ thuộc vào hoạt động thực tế của công ty bạn, còn phát sinh một số loại thuế sau:

- Thuế tài nguyên: Nếu có phát sinh hoạt động khai thác khoáng sản.

Thuế tài nguyên = sản lượng tài nguyên x giá tính thuế x thuế suất

Thuế suất thuế tài nguyên được quy định cụ thể tại nghị quyế 1084/2015/UBTVQH13

Thuế tài nguyên là loại thuế khai theo quý và quyết toán theo năm

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Nếu có phát sinh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = số lượng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan x trị giá từng mặt hàng x thuế suất

+ Thuế suất thuế xuất khẩu: Thực hiện theo quy định tại biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo thông tư 182/2015/TT-BTC

+ Thuế suất thuế nhập khẩu:

Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ các nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ thực hiện chế độ đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (MFN). Thực hiện theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo thông tư 182/2015/TT-BTC

Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác; Thực hiện theo quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
Phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận;
Phải là hàng hóa có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam tham gia thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế.

Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): Nếu có hoạt động sản xuất hoặc nhập khấu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế TTĐB = giá tính thuế x thuế suất

Việc khấu trừ thuế TTĐB được thực hiện theo quy định tại Điều 7 nghị định 108/2015/NĐ-CP như sau:

"1. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.

2. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu (trừ xăng các loại) được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra trong nước, số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra. Đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt không được khấu trừ thuế, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. "

Khai thuế tiêu thụ đặc biệt là loại khai theo tháng; đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh (Điều 13 Thông tư 156/2013/TT-BTC)

- Thuế bảo vệ môi trường (BVMT): Nếu có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật thuế bảo vệ môi trường 2010

Thuế BVMT = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế tuyệt đối

Mức thuế tuyệt đối được quy định nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12

Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN): Nếu có sử dụng đất để sản xuất, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng trụ sở cơ quan...

Thuế SDĐPNN = Diện tích đất sử dụng x Giá tính thuế của 1 m2 x thuế suất

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03%.

Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật thuế SDĐPNN sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.

Trên đây là những chia sẻ của Bluecom về những loại thuế mà các doanh nghiệp cần nộp, ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán - thuế liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán - thuế trọn gói  hoặc dịch vụ quyết toán thuế TNCN Bluecom để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé. 

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

 

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: