Doanh nghiệp Logistics hoạt động trung gian để đưa hàng hóa hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Nó bao gồm các hoạt động vận tải xuất và nhập hàng hóa, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho hay hoạch định cung cầu. Vậy chi tiết hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp Logistics mới năm 2024 như thế nào? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!
Điều kiện tiêu chuẩn để thành lập Công ty Logistics
Dưới đây là một số điều kiện để thành lập doanh nghiệp logistics và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Tên công ty logistics: Không được trùng hay gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký trước đó trên toàn quốc và không vi phạm thuần phong mỹ tục. Thêm vào đó là không sử dụng tên của cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội nếu chưa được cho phép.
- Địa chỉ trụ sở công ty logistics: Công ty phải được đặt ở Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng và có chức năng kinh doanh thương mại (tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, nhà mặt đất có sở hữu riêng). Đặc biệt là không phải căn hộ chung cư chỉ có chức năng để ở, nhà tập thể.
- Vốn điều lệ công ty logistics: Vốn không cần quá cao nhưng cũng không nên đăng ký quá thấp. Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu hay tối đa đối với công ty logistics khi thành lập. Vì thế, doanh nghiệp có thể lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính cũng như quy mô và nhu cầu thực tế của mình.
- Ngành nghề của công ty logistics: Tất cả ngành nghề đều được quy định tại Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành ở Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Doanh nghiệp có thể tham khảo chi tiết các mã ngành cần đăng ký để đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với doanh nghiệp mình.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty logistics: Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài từ đủ 18 tuổi trở lên với đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Đặc biệt là tuyệt đối không thuộc đối tượng bị cấm tham gia quản lý doanh nghiệp. Điều này được quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp. Và người đại diện không bắt buộc phải là thành viên góp vốn, cổ đông công ty.
- Thành viên góp vốn hay cổ đông công ty: Có thể là tổ chức pháp nhân hoặc cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên mà có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Thêm vào đó là không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp.
Xem ngay: Dịch vụ đăng ký kinh doanh công ty Logistics trọn gói tại Bluecom
Thủ tục và quy trình thành lập Công ty Logistics
Dịch vụ thành lập công ty logistics đòi hỏi tuân theo quy trình pháp lý và thực hiện các thủ tục được quy định bởi pháp luật. Dưới đây là hướng dẫn tổng quan về quy trình và thủ tục thành lập công ty logistics mà bạn nên biết:
Thủ tục cơ bản để thành lập công ty logistics
Để thành lập công ty logistics, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể nộp hồ sơ online tại đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hay chữ ký số công cộng.
Trong vòng từ 03 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Sau đó sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi hay bổ sung hồ sơ bằng văn bản.
Quy trình thành lập logistics nhanh chóng nhất hiện nay
Quy trình thành lập công ty logistics có tốc độ hoàn thành phụ thuộc rất nhiều vào các yêu cầu pháp lý cụ thể. Dưới đây là hướng dẫn tổng quan về cách thực hiện quy trình thành lập công ty logistics nhanh chóng:
Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ thành lập công ty logistics
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp logistics tương ứng với từng loại hình công ty theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ theo hai hình thức tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp logistics. Và đây cũng là cơ quan giải quyết thủ tục thành lập công ty cho cá nhân hoặc tổ chức.
Có 2 hình thức nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp lựa chọn:
- Nộp hồ sơ online: Địa chỉ online bạn có thể nộp hồ sơ là https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Bạn có thể nộp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hay chữ ký số.
Lưu ý rằng, một số tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương,… thì hồ sơ online mới được Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp nhận.
- Nộp hồ sơ trực tiếp: Bạn có thể nộp hồ sơ giấy trực tiếp tới Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh hay thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hoặc bạn cũng có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Bước 3: Nhận kết quả tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sau khoảng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ rồi trả kết quả. Cụ thể:
- Hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp kinh doanh logistics.
- Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi hay bổ sung hồ sơ. Sau đó sẽ thực hiện nộp lại hồ sơ.
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp logistics
Căn cứ Điều 32 của Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải đăng bài công bố việc thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng doanh nghiệp trong 30 ngày. Thời hạn này được tính kể từ ngày công ty logistics được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung đăng bài công bố gồm có: Tên công ty, mã số thuế, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật,… Lệ phí đăng bài công bố mà doanh nghiệp cần chuẩn bị là 100.000 đồng/lần.
Hãy lưu ý rằng, để thành lập công ty logistics có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì đầu tiên, nhà đầu tư cần làm thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần phần vốn góp của tổ chức kinh tế thì sẽ không cần xin Giấy phép đầu tư.
Bước 5: Tiến hành khắc con dấu của riêng doanh nghiệp
Sau khi có giấy phép kinh doanh, cá nhân, tổ chức cần khắc con dấu của riêng doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp sẽ tự chủ động về số lượng và hình thức, nội dung con dấu. Lưu ý rằng nội dung cơ bản trên con dấu phải có là tên công ty và mã số thuế công ty. Đặc biệt là không cần thông báo mẫu dấu đến sở kế hoạch đầu tư.
Bước 6: Xin giấy phép kinh doanh ngành nghề con của công ty
Tiếp đó, doanh nghiệp cần xin giấy phép kinh doanh một số ngành nghề kinh doanh của dịch vụ logistics. Theo đó, doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu riêng biệt theo từng ngành nghề kinh doanh. Sau bước này thì doanh nghiệp có thể chính thức hoạt động.
Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM
VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 024.39936229 - 84973282186
Email: dailythuebluecom@gmail.com