Tin tức

Dịch vụ cầm đồ có phải đóng thuế không theo quy định 2023

20/07/2023 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
Dịch vụ cầm đồ có phải đóng thuế không theo quy định 2023

Nhiều người đang ấp ủ muốn mở dịch vụ cầm đồ vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ. 

Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Bluecom để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Dịch vụ cầm đồ có phải đóng thuế không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Khái niệm kinh doanh cầm đồ

Tuy nhiên theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư có điều kiện có đưa ra quy định về dịch vụ cầm đồ như sau:

“Điều 3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý

4. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.”

Theo đó, có thể hiểu cầm đồ là một loại hình kinh doanh có điều kiện mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để giao kết hợp đồng vay tiền.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Cầm đồ là một phương thức vay tiền bằng cách cầm cố, thế chấp tài sản tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Các cơ sở này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có giấy phép an ninh, trật tự

Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (ANTT).

Bên cạnh đó, người chịu trách nhiệm về ANTT của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.

  • Có giấy phép đăng ký kinh doanh

Cơ sở kinh doanh cần đăng ký thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể.

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg là: 6492: Hoạt động cấp tín dụng khác

Dịch vụ cầm đồ có phải đóng thuế hay không?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT) quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

“Điều 3. Đối tượng chịu thuế

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 8 Luật Thuế Giá trị gia tăng quy định về thuế suất như sau:

“Điều 8. Thuế suất

3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT quy định về thuế suất như sau:

“Điều 11. Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.”

Giá tính thuế

Căn cứ theo Khoản 17 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“17. Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT.

Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá tính thuế = Số tiền phải thu / (1 + thuế suất)

Ví dụ: Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng. Giá tính thuế GTGT được xác định bằng: 110 triệu đồng / (1 + 10%) = 100 triệu đồng.”

Dịch vụ cầm đồ và các khoản thu khác từ việc cung cấp dịch vụ cầm đồ thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT nêu trên, trong đó nội dụng quy định, hướng dẫn về giá tính thuế đối với dịch vụ cầm đồ và các khoản thu khác từ việc cung cấp dịch vụ cầm đồ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Một số hành vi vi phạm khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Lưu ý, khi kinh doanh hoạt động cầm đồ, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể bị xử phạt nếu vi phạm các quy định sau (theo Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP):

STT Hành vi vi phạm Mức phạt
1 - Không xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;- Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;- Không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 500.000 – 01 triệu đồng
2 - Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó;- Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định;- Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;- Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền; 02 – 05 triệu đồng
3 - Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay. 05 – 15 triệu đồng
4 - Cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có. 20 – 30 triệu đồng

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: