Gần đây, hàng loạt các lãnh đạo giám đốc doanh nghiệp bị cấm xuất cảnh nguyên nhân do nợ thuế kéo dài. Tính đến thời điểm điểm tại, các cơ quan chức năng đánh giá cao việc thực hiện biện pháp cưỡng nộp thuế là cho tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế, nó được đánh giá là "hiệu quả nhất" trong thời điểm hiện tại. Cùng Bluecom kỹ quy định của pháp luật về việc cấm xuất cảnh do nợ thuế thông qua bài viết dưới đây nhé!
Trường hợp nợ thuế bị cấm xuất cảnh theo quy định pháp luật
Hiện nay, số lượng cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế ở nước ta ngày càng nhiều. Việc nợ thuế của các cá nhân, doanh nghiệp xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Do cá nhân, doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính, không đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
- Trong một số trường hợp cụ thể nhất định, cá nhân, doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
Theo quy định tại Điều 36 của Luật xuất nhập cảnh, trường hợp liên quan đến thuế sau đây sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh:
[...] 5. Nếu người nộp thuế hoặc người đại diện pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoặc người Việt Nam dự định xuất cảnh để định cư ở nước ngoài nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định pháp luật về quản lý thuế
Đối với cá nhân
Công dân Việt Nam là người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.
Ngoài ra, theo khoản 1, 2 Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì đối với cá nhân là người nước ngoài có thể bi tạm hoãn xuất cảnh từ Việt Nam khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế bao gồm chưa hoàn thành việc nộp thuế và cả nghĩa vụ khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh đối với cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam. Trừ trường hợp cá nhân thực hiện ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân. Khi đó, tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nôp thừa của cá nhân.
Đối với doanh nghiệp
Trong trường hợp này, đối tượng bị xem xét về khả năng xuất cảnh được hay không là cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế thì một trong những trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Như vậy, theo những quy định nêu trên thì cá nhân là công dân Việt Nam, doanh nghiệp tại Việt Nam đang nợ thuế thì sẽ thuộc vào trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh tại Việt Nam. Do đó, để thực hiện hoạt động xuất cảnh thì các đối tượng này phải hoàn thành xong nghĩa vụ thuế và các biện pháp xử lý vi phạm của mình.
Nợ thuế bao lâu và bao nhiêu thì bị cấm xuất cảnh?
Chế tài cấm xuất cảnh được áp dụng với người đại diện theo pháp luật của các tổ chức sản xuất kinh doanh có khoản nợ thuế từ 1 tỷ đồng trở lên, trong đó có khoản nợ trên 90 ngày.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cũng bị áp dụng chế tài này.
Các cá nhân còn nợ tiền thuế từ 50 triệu đồng trở lên, trong đó có khoản nợ trên 90 ngày cũng bị áp dụng hình thức tương tự.
Công dân Việt Nam chưa được xuất cảnh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Còn thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài không quá 03 năm kể từ ngày ban hành văn bản tạm hoãn xuất cảnh và được gia hạn cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Tuy nhiên, trong trường hợp các tổ chức sản xuất kinh doanh, cá nhân còn nợ tiền thuế nếu có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác tại các tổ chức tín dụng và được tổ chức tín dụng bảo lãnh để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước thì sẽ được xuất cảnh bình thường.
Khái niệm tiền thuế theo dự thảo bao gồm các khoản thuế; các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật đất đai do cơ quan thuế quản lý thu; các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Các trường hợp được xóa nợ thuế và được quyền xuất cảnh trở lại
Quy định cụ thể các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bao gồm:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
- Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế mà cơ quan Quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không còn khả năng thu hồi.
- Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp và đã được gia hạn nộp thuế mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Như vậy, đối với các trường hợp như trên sẽ được xoá nợ thuế và được quyền xuất cảnh!
Người bị cấm xuất cảnh vì nợ thuế có quyền kiện để yêu cầu tòa án hủy lệnh cấm xuất cảnh không
Những trường hợp bị nợ thuế và cơ quan thuế yêu cầu cấm xuất cảnh, dù áp dụng bất kỳ quy định nào đi chăng nữa, đều là sai hoàn toàn. Cá nhân nợ thuế chỉ bị cấm xuất cảnh khi muốn xuất cảnh để định cư, còn các trường hợp xuất cảnh khác không bị cấm.
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mà nợ thuế thì không bị cấm xuất cảnh đối với chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật, hay giám đốc. Bởi theo Điều 74 của Bộ luật Dân sự, pháp nhân có tài sản độc lập với tài sản của chủ sở hữu và trong vai trò của mình, pháp nhân thực hiện quan hệ pháp luật.
Ngoài ra, theo Điều 87 của Bộ luật Dân sự, người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện. Nói một cách dễ hiểu, doanh nghiệp làm ăn thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm, không thể bắt người khác chịu trách nhiệm thay.
Hiện tại, Dự thảo về luật Quản lý thuế sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi. Cơ quan soạn thảo đã đưa vào trường hợp khi doanh nghiệp nợ thuế, người đại diện theo pháp luật sẽ bị cấm xuất cảnh, tuy nhiên chỉ trong trường hợp xuất cảnh để định cư. Quy định này xung đột với Khoản 3 Điều 87 của Bộ luật Dân sự năm 2015, vì theo đó, người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp có quy định khác trong luật.
Quy định này vi phạm nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư kinh doanh, gây hoang mang cho cộng đồng doanh nghiệp.
Nhân dịp này, trong quá trình soạn thảo luật mới về Quản lý thuế, cần làm rõ hơn về những trường hợp bị cấm xuất cảnh do nợ thuế để đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng. Điều này nhằm tránh gây ra những phiền toái không đáng có cho người nộp thuế cũng như cho cơ quan thuế.
Người bị cấm xuất cảnh vì nợ thuế cần được đảm bảo quyền khởi kiện để yêu cầu toà án huỷ lệnh cấm xuất cảnh. Trong thời gian gần đây, có nhiều vụ án liên quan đã được tòa án xét xử, và phần lớn trong số đó đều được phép xuất cảnh trở lại. Điều này cho thấy rằng người bị cấm xuất cảnh vì nợ thuế có cơ hội để bảo vệ quyền lợi của mình thông qua hành động pháp lý.
Trên đây là những quy định của pháp luật về việc cấm xuất cảnh do nợ thuế theo luật mới nhất. Nếu còn câu hỏi cần giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Bluecom để được tư vấn, trao đổi chi tiết hơn.
Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM
VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 024.39936229 - 84973282186
Email: dailythuebluecom@gmail.com