Hộ kinh doanh là một mô hình khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên vẫn có nhiều người thắc mắc về việc hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không, có con dấu không. Cùng Bluecom tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân không?
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
- Có cơ quan điều hành, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quy định như sau:
- Hộ kinh doanh do một cá nhân/các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
- Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho 01 thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
- Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Theo đó, hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình nên không đáp ứng đủ điều kiện của pháp nhân. Như vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định. Các cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình làm chủ chỉ được sử dụng 10 lao động, chỉ được đăng ký một địa điểm kinh doanh và phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh không được phép làm con dấu pháp nhân như các hình thức kinh doanh khác như doanh nghiệp/tổ chức theo quy định của pháp luật. Nếu hộ kinh doanh tự ý khắc con dấu và sử dụng dấu tròn trong công tác hay giao dịch nội bộ thì sẽ vi phạm pháp luật và có thể bị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính.
Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh có thể sử dụng con dấu vuông, dấu chữ ký hoặc dấu logo nhằm mục đích thay thế phần thông tin, chữ ký hoặc cung cấp thông tin mà dấu tròn thể hiện tư cách pháp nhân như doanh nghiệp.
Căn cứ từ các quy định được nêu ở trên, hộ gia đình kinh doanh không đủ điều kiện có tư cách pháp nhân nên không được sử dụng con dấu cho riêng của mình. Tuy nhiên, đối với hộ kinh doanh cá thể có thể sử dụng dấu vuông nhằm cung cấp những thông tin như địa chỉ, logo, chữ ký phục vụ cho mục đích cung cấp thông tin.
Hộ kinh doanh có mã số thuế không?
Hộ kinh doanh có mã số thuế, mã số thuế của hộ kinh doanh chính là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ kinh doanh (theo điểm e khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế năm 2019).
Hộ kinh doanh phải đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế và sử dụng mã số thuế được cấp để kê khai và nộp thuế.
Theo khoản 8 Điều 7 Thông tư số 105/2020/TT-BTC, hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh gồm các giấy tờ sau:
- 01 Tờ khai đăng ký thuế (mẫu 03-ĐK-TCT) hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh;
- 01 Bảng kê cửa hàng phụ thuộc theo mẫu 03-ĐK-TCT-BK01 (nếu có);
- 01 Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- 01 Bản sao công chứng CCCD/CMT/hộ chiếu của người đại diện hộ kinh doanh;
- 01 Giấy ủy quyền trong trường hợp người đại diện không trực tiếp đi đăng ký mã số thuế;
- 01 Bản sao công chứng CCCD/CMT/hộ chiếu của người được ủy quyền đăng ký (trong trường hợp thành viên được ủy quyền đăng ký mã số thuế).
Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế địa phương nơi đặt địa chỉ trụ sở.
Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM
VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 024.39936229 - 84973282186
Email: dailythuebluecom@gmail.com