Tin tức

Lựa chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp, công ty?

01/05/2024 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
Lựa chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp, công ty?

Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty? Quy định mới về tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp. Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh & giải thể chi tiết, mời quý bạn đọc tham khảo thông qua bài viết dưới đây!

Chọn tạm ngừng kinh doanh có ưu, nhược điểm gì?

1. Ưu điểm của tạm ngừng hoạt động kinh doanh

  • Giữ được thâm niên, lịch sử hoạt động;
  • Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản, dễ thực hiện;
  • Thời gian hoàn thành nhanh chóng chỉ sau 3 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ), Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động;
  • Doanh nghiệp có thể làm thủ tục thông báo hoạt động trở lại sau thời hạn tạm ngừng;
  • Doanh nghiệp vẫn được công nhận có tư cách pháp nhân trong thời gian tạm ngừng;
  • Tiết kiệm được khoản chi phí hoạt động như: tiền lương nhân viên, các khoản thuế trong giai đoạn tạm ngừng kinh doanh;
  • Có thể chuyển nhượng công ty, bán công ty sau thời hạn tạm ngừng.

2. Nhược điểm của tạm ngừng hoạt động kinh doanh

  • Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh được tính là hợp lệ khi doanh nghiệp gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT trước 3 ngày tính đến ngày tạm ngừng hoạt động;
  • Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm nộp các khoản thuế còn nợ, hoàn thành các công việc đã giao kết từ trước và thanh toán các khoản nợ khác (nếu có);
  • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa chỉ được 1 năm. Hết thời hạn tạm ngừng, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục tạm ngừng thì phải làm hồ sơ gia hạn tạm ngừng kinh doanh;
  • Tốn thời gian và chi phí tuyển dụng nhân viên mới trước khi doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Chọn giải thể doanh nghiệp, công ty có ưu, nhược điểm gì?

1. Ưu điểm của giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty

  • Với tình hình kinh doanh thua lỗ nặng nề, giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty là giải pháp để hạn chế thấp nhất các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra;
  • Sử dụng nguồn tiền từ việc thanh lý tài sản công ty để chi trả các khoản thuế, lương và một số khoản nợ khác…;
  • Sau khi giải thể, bạn có thể thành lập công ty, doanh nghiệp mới, chuyển hướng sang ngành nghề kinh doanh khác phù hợp hơn.

2. Nhược điểm của giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty

  • Thực hiện thủ tục giải thể tại 2 cơ quan khác nhau: Sở KH&ĐT và cơ quan thuế;
  • Hồ sơ giải thể doanh nghiệp được đánh giá phức tạp. Bạn phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ với các đầu mục yêu cầu khác nhau để gửi đến 2 cơ quan nói trên. Và cũng tùy vào từng trường hợp giải thể đã phát sinh hoặc chưa phát sinh hóa đơn mà thành phần hồ sơ sẽ thay đổi;
  • Hoàn thành thủ tục giải thể cần tốn rất nhiều thời gian, ít nhất là 180 ngày kể từ ngày gửi quyết định giải thể;
  • Doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để giải thể như Bluecom chia sẻ ở trên.


Xem chi tiết: Quy trình, hồ sơ, thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp - 2024

Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty?

Bluecom sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nên tạm ngừng kinh doanh hay nên giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty là tốt hơn.

Bởi vì như Bluecom chia sẻ, mỗi lựa chọn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Và mỗi phương án sẽ phù hợp với từng đối tượng, từng trường hợp khác nhau. 

Dưới đây, Bluecom sẽ tóm tắt những trường hợp nào nên tạm ngừng kinh doanh và những trường hợp nào nên giải thể công ty để bạn có thể chọn phương án phù hợp nhé.

5 Trường hợp nên tạm ngừng hoạt động kinh doanh?

Doanh nghiệp nên lựa chọn tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp:

  • Doanh nghiệp muốn có thời gian để định hình lại cơ cấu hoạt động, chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát triển;
  • Doanh nghiệp vẫn còn đủ khả năng tài chính để có thể đảm bảo chi trả cho quá trình phục hồi, hoạt động trở lại;
  • Doanh nghiệp muốn có thêm thời gian để huy động vốn hoặc giải quyết các vấn đề tài chính;
  • Doanh nghiệp muốn giảm các nghĩa vụ tài chính như là thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội… trong thời gian tạm ngừng kinh doanh;
  • Doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng nhân viên ít hoặc không có. Khi tạm dừng kinh doanh thì việc sa thải nhân viên trong thời gian tạm ngừng là điều tất yếu. Do đó, nếu số lượng nhân viên không nhiều thì việc tuyển dụng sẽ đỡ mất thời gian và chi phí hơn so với những doanh nghiệp đông nhân sự.

3 Trường hợp nên lựa chọn giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên lựa chọn giải thể trong các trường hợp:

  • Kết quả kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng, không còn khả năng tái hoạt động;
  • Dự trù tài chính doanh nghiệp không đủ để chi trả các khoản chi phí trong thời gian hoạt động sắp tới;
  • Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh nhưng doanh nghiệp không có phương án giải quyết, khắc phục những khó khăn đang gặp phải.

Ngoài phương án giải thể, doanh nghiệp trong những trường hợp này có thể cân nhắc việc bán công ty để không chỉ tiết kiệm chi phí giải thể, mà còn có thêm nguồn thu nhập. 

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: