Tin tức

Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại bao nhiêu địa điểm?

22/08/2024 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại bao nhiêu địa điểm?

Hiện nay, các loại hình kinh doanh xuất hiện tại nước ta ngày càng nhiều. Hộ kinh doanh được xem là một trong những chủ thể nổi bật trong cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh tại nước ta. Vậy hộ kinh doanh cá thể có được mở nhiều địa điểm kinh doanh hay không?

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Khoản 1 Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, có các quy định về hộ kinh doanh như sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Tức hộ kinh doanh cá nhân trong hộ gia đình là chủ sở hữu. Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Chủ hộ kinh doanh là cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh.

Về cơ bản, loại hình kinh doanh hộ gia đình có các đặc điểm cơ bản sau đây:

– Thứ nhất, cá nhân hộ gia đình là chủ sở hữu ;

– Thứ hai, khi kinh doanh hộ gia đình sẽ không có tư cách pháp nhân;

– Thứ ba, quy mô kinh doanh nhỏ;

– Thứ tư, Công nghệ kinh doanh đơn giản.

Như vậy, kinh doanh hộ gia đình là loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ mà chủ sở hữu là cá nhân trong hộ gia đình. Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, kinh doanh hộ gia đình không có tư cách pháp nhân.

Với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, trong quá trình hoạt động luôn cần có địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh được xem là nơi doanh nghiệp hoạt động để đạt được mục đích kinh doanh của mình. Đối với loại hình kinh doanh hộ gia đình cũng vậy. Kinh doanh hộ gia đình cũng cần có địa điểm kinh doanh, tại đây, các cá nhân (chủ sở hữu) sẽ tiến hành kinh doanh, buôn bán để thu về lợi nhuận.

Theo quy định tại Điều 86 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Địa điểm kinh doanh có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình hoạt động và phát triển của hộ kinh doanh. Có địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh mới có nền tảng, cơ sở để phát triển thị trường hàng hóa.

Hộ kinh doanh cá thể có được mở nhiều địa điểm kinh doanh hay không?

Hộ kinh doanh về bản chất là việc các cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh, và thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm thu về lợi nhuận.

Các hộ kinh doanh tiến hành kinh doanh các loại hình dịch vụ nhằm hướng tới mục đích cao nhất là thu nguồn lợi về tài chính. Trong bối cảnh nền công nghiệp thị trường ngày càng có những bước chuyển mình mạnh mẽ như ngày nay, các hộ kinh doanh thu được nguồn lợi tương đối lớn với hoạt động của mình. Đứng trước lợi nhuận, nhiều hộ kinh doanh cá thể có mong muốn mở thêm địa điểm kinh doanh.

Điều 86 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định địa điểm kinh doanh của các hộ kinh doanh như sau:

+ Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Tức khi đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan chức năng có thẩm quyền nắm bắt được, thuận tiện cho quá trình vận hành và quản lý. Địa điểm kinh doanh được đăng ký phải là địa điểm mà hộ kinh doanh trực tiếp hoạt động.

+ Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh. Đồng thời, hộ kinh doanh phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại. Như vậy, đối với địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có thể mở nhiều địa điểm khác nhau. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, nó giúp công tác quản lý của cơ quan Nhà nước đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân hoặc nhóm cá nhân chỉ được đăng ký kinh doanh tại một nơi, thì tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Nhà nước cho phép một hộ kinh doanh cá thể có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm, chỉ cần chủ thể này chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.

Sự điều chỉnh, thay đổi quy định này của luật là hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ, địa điểm kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của một hộ kinh doanh. Trong bối cảnh nền công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh mẽ như ngày nay, hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Chính vì vậy, việc mở nhiều địa điểm kinh doanh giúp tạo điều kiện để hộ kinh doanh có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, từ đó thu về những nguồn lợi về kinh tế.

Như vậy, theo những nội dung đã phân tích ở trên, có thể khẳng định, hộ kinh doanh cá thể có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, họ sẽ phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở kinh doanh, các địa điểm kinh doanh còn lại phải được thông báo hoạt động với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hộ kinh doanh cá thể không được mở địa điểm kinh doanh ở đâu?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hộ kinh doanh cá thể được phép mở nhiều địa điểm kinh doanh. Quy định này góp phần tạo điều kiện để hộ kinh doanh có thể tiến hành hoạt động snar xuất, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm của mình. Song, một điều mà ta cần lưu ý là Nhà nước cũng đã đưa ra những quy định điều chỉnh hoạt động mở địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh. Theo đó, hộ kinh doanh cá thể không được mở địa điểm kinh doanh trong những trường hợp nhất định.

Khoản 7 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về việc mở địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

– Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác mà không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Tức các hộ kinh doanh sử dụng tòa nhà chung cư làm địa điểm kinh doanh thì sẽ phải chuyển đến địa điểm hợp lệ khác.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Nếu quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư.

Như vậy, theo quy định tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh không được mở địa điểm kinh doanh tại căn hộ chung cư. Nếu mở địa điểm kinh doanh tại căn hộ chung cư, chủ sở hữu hộ kinh doanh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

– Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở.

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: