Kế toán hành chính sự nghiệp là người có trách nhiệm chấp hành, quản lý ngân sách, điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp (như ủy ban, trường học, bệnh viện,…). Các đơn vị hành chính sự nghiệp cần lập dự toán để có thể quản lý hiệu quả và chủ động trong các khoản chi tiêu. Dựa vào báo cáo dự toán, kinh phí sẽ được Nhà nước cấp cho từng đơn vị.
Công việc của kế toán hành chính sự nghiệp
Để thực sự có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế tài chính, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Ghi chép và phản ánh một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
- Kiểm soát và theo dõi tình hình chấp hành dự toán thu chi, tình hình triển khai các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, đồng thời kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng vật tư tài sản ở đơn vị, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.
- Kiểm soát và theo dõi tình hình phân phối nguồn kinh phí cho các đơn vị cấp dưới cần dự toán và cả tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị này.
- Định kỳ lập và nộp các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đúng hạn theo quy định.
- Cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch dự toán, xây dựng định mức chi tiêu, phân tích và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các nguồn kinh phí tại đơn vị.
Nội dung của kế toán hành chính sự nghiệp
Kế toán hành chính sự nghiệp gồm có các nội dung cơ bản sau:
– Kế toán tiền và vật tư: Phản ánh về tình hình giao nhận dự toán, tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nước; phản ánh tình hình tăng, giảm vật tư và các cách xử lý nguồn kinh phí đã nhận trong kỳ.
– Kế toán tài sản cố định: Thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định như: mua sắm, xin được cấp, tính hao mòn tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định,… Đặc biệt, thấy rõ sự khác nhau giữa tính hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp và tính khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp, bao gồm:
- Khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp tính theo từng tháng (1 lần/tháng vào cuối mỗi tháng).
- Hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp tính theo năm (1 lần/năm vào cuối mỗi năm).
– Kế toán các khoản thu: Bao gồm các nghiệp vụ cho thấy sự khác nhau trong cách hạch toán khoản thu giữa đơn vị hành chính sự nghiệp có thu (là các khoản thu sử dụng tài khoản 511) và đơn vị hành chính có sản xuất kinh doanh (là các khoản phải thu và sử dụng tài khoản 311) còn trong các doanh nghiệp các khoản phải thu sử dụng tài khoản 131.
– Kế toán các khoản tiền lương và bảo hiểm: Hạch toán các nghiệp vụ tính, chi lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
– Kế toán các khoản phải trả: Bao gồm các khoản phải trả cho các đối tượng trong đơn vị hành chính sự nghiệp như: nhà cung cấp, học sinh sinh viên và một số các đối tượng khác.
– Kế toán các nguồn kinh phí: Thực hiện các bút toán kế toán về việc nhận dự toán do Ngân sách Nhà nước cấp là việc tăng các loại nguồn kinh phí như: nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án,…
– Kế toán nguồn kinh phí kinh doanh: Để có thể nhận định được nguồn kinh phí sản xuất kinh doanh của các đơn vị hành chính sự nghiệp đến từ đâu? Nên sử dụng nguồn kinh phí đó như thế nào? Hạch toán nguồn kinh phí kinh doanh trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có gì khác so với hạch toán nguồn vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp?
– Kế toán các khoản chi: Để có thể nhận định được sự khác nhau giữa việc chi cho các hoạt động thường xuyên, hoạt động không thường xuyên, chi dự án hay chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Đồng thời, lên kế hoạch sử dụng một cách hợp lý các nguồn kinh phí chi đó.
– Kế toán các khoản doanh thu: Mục đích là để phản ánh các khoản doanh thu tại các đơn vị hành chính sự nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Kế toán các khoản chi phí: Bao gồm kế toán các khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh tại đơn vị hành chính sự nghiệp như: chi lương, tiền công, phụ cấp, nhập nguyên vật liệu cho sản xuất, chi phân bổ công cụ dụng cụ sản xuất, chi tính hao mòn tài sản cố định,…
– Kế toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ: Là các trường hợp xử lý các loại dự toán, các loại nguồn kinh phí cũng như các khoản chi vào cuối kỳ kế toán năm.
– Kế toán các sổ sách và báo cáo tài chính: Liệt kê các loại sổ sách cần in ra vào cuối kỳ kế toán năm và mục đích in từng loại sổ; lập các báo cáo tài chính cần thiết để cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và ngoài đơn vị.
22 định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107
1. Rút tiền gửi Kho bạc, ngân hàng về quỹ tiền của đơn vị sẽ ghi là:
- Nợ TK 111 – Tiền mặt.
- Có TK 112 – Tiền gửi kho bạc, ngân hàng.
2. Rút tạm ứng dự toán chi hoạt động để tiêu cho đơn vị:
a. Ghi khi rút tạm ứng dự toán
- Nợ TK 111 – Tiền mặt.
- Có TK 337 – Tạm thu (3371).
Ngoài ra, ghi:
- Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008211, 008221).
b. Chi trực tiếp từ quỹ trước đó đơn vị đã tạm ứng, là tiền mặt thuộc ngân sách nhà nước
- Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động.
- Có TK 111 – Tiền mặt.
- Nợ TK 337 – Tạm thu (3371).
- Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.
c. Xuất tiền mặt tạm ứng cho lao động ở đơn vị
- Nợ TK 141 – Tạm ứng.
- Có TK 111 – Tiền mặt.
Trường hợp lao động thanh toán tạm ứng:
- Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động
- Có TK 141 – Tạm ứng.
- Nợ TK 337 – Tạm thu (3371).
- Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.
d. Thanh toán bằng tiền mặt các khoản phải trả
- Nợ các TK 331, 332, 334…
- Có TK 111 – Tiền mặt.
- Nợ TK 337 – Tạm thu (3371).
- Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.
e. Ứng trước các khoản cho nhà cung cấp
- Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán.
- Có TK 111 – Tiền mặt.
Trường hợp thanh lý hợp đồng với nhà cung cấp:
- Nợ 611 – Chi phí hoạt động
- Có TK 331 – Phải trả cho người bán.
- Nợ TK 337 – Tạm thu (3371)
- Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.
f. Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với ngân sách Nhà nước:
- Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008211, 008221) (ghi âm).
- Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008212, 008222) (ghi dương).
3. Khi thu lệ phí, phí
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 337 – Tạm thu (3373)
- Hoặc có TK 138 – Phải thu khác (1383).
4. Thu khoản phải thu khách hàng
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 131 – Phải thu khách hàng.
5. Thu hồi khoản từng cho lao động trong đơn vị tạm ứng
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 141 – Tạm ứng.
6. Thu hồi nợ phải thu nội bộ
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 136 – Phải thu nội bộ
7. Phát hiện quỹ thừa nhưng chưa xác định được nguyên nhân
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Có TK 338 – Phải trả khác (3388).
8. Lãi từ đầu tư trái phiếu, túi phiếu, cổ tức… và các khoản đầu tư khác
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 138 – Phải thu khác (1381, 1382)
- Hoặc có TK 515 – Doanh thu tài chính.
9. Thu tiền bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
a. Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, GTGT, xuất khẩu, gián thu… kế toán phản ánh doanh thu bán hàng, theo giá chưa có thuế. Khi ghi nhận doanh thu phải tách riêng các khoản thuế theo từng ngày:
- Nợ TK 111 – Tiền mặt (tổng giá thanh toán)
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 531 – Doanh thu hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh với giá chưa có thuế GTGT
- Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước
b. Nếu các khoản thuế không tách ngay được mà phải ghi nhận doanh thu bao gồm cả các khoản thuế thì phải ghi:
- Nợ TK 531 – Doanh thu hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh
- Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước.
10. Khi đơn vị vay tiền
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 338 – Phải trả khác (3382).
11. Nhận vốn góp từ các nhân, tổ chức và ngoài đơn vị
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
12. Bệnh nhận đặt tiền trước khi khám chữa tại viện, khách đặt tiền trước khi mua hàng hóa…
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 131 – Phải thu khách hàng.
13. Nhận ký quỹ, đặt cọc, ký cược
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 348 – Nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược.
14. Nhận lại tiền đơn vị đã ký quỹ, đặt cọc, ký cược
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 248 – Ký cược, ký quỹ, đặt cọc
15. Phát sinh khoản thu hộ
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 338 – Phải trả khác (3381).
16. Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
a. Nhượng bán tài sản cố định được để lại đơn vị
- Nợ TK 111- Tiền mặt (tính tổng giá thanh toán)
- Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 711 – Thu nhập khác (7111) (không bao gồm thuế GTGT)
- Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước (3331) (nếu có).
b. Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định phải nộp lại ngân sách nhà nước
– Phản ánh số thu nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 337 – Tạm thu (3378).
– Phản ánh số chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
- Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)
- Có TK 111 – Tiền mặt.
– Chênh lệch chi nhỏ hơn thu khi nộp ngân sách nhà nước
- Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)
- Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước
- Nợ TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước
- Có TK 111 – Tiền mặt
- Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
17. Thu tiền bán hồ sơ mời thầu công trình XDCB bằng tiền ngân sách nhà nước
a. Số thu bán hồ sơ mời thầu
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 337 – Tạm thu (3378).
b) Số chi lễ mở thầu
- Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)
- Có TK 111 – Tiền mặt
- Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
c. Chênh lệch chi nhỏ hơn thu phải nộp ngân sách nhà nước
- Nợ TK 337- Tạm thu (3378)
- Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước
d. Khi nộp
- Nợ TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước
- Có TK 111 – Tiền mặt.
- Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
18. Duy trì hoạt động đơn vị bằng hoạt động đấu thầu mua sắm
a. Phát sinh khoản thu từ đấu thầu để duy trình hoạt động đơn vị
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 337 – Tạm thu (3378).
b. Phát sinh chi phí cho quá trình đấu thầu
- Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)
- Có TK 111 – Tiền mặt.
- Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
c. Chênh lệch, chi – thu
– Nếu chi nhỏ hơn thu
- Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)
- Có TK 511 – Thu do ngân sách nhà nước cấp (5118)
– Nếu chi lớn hơn thu
- Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động
- Có TK 111 – Tiền mặt
19. Bên thứ 3 bồi thường thiệt hại; không xác định được chủ các khoản nợ phải trả; tiền phạt vì khách vi phạm hợp đồng, thu nợ hoạt động kinh doanh sản xuất khó đòi; giản hoàn thuế
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 711 – Thu nhập khác (7118).
20. Mua vật liệu, nguyên liệu, dụng cụ, công cụ nhập kho
- Nợ TK 152, 153
- Có TK 111 – Tiền mặt.
- Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
– Nếu dùng ngân sách nhà nước, vay nợ nước ngoài, nguồn viện trợ:
- Nợ TK 337- Tạm thu (3371, 3372, 3373)
- Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36612, 36622, 36632).
- Có TK 014 – Nguồn phí khấu trừ, để lại
21. Sau khi mua tài sản cố định đưa vào sử dụng ngay
- Nợ các TK 211, 213
- Có TK 111 – Tiền mặt.
- Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Dùng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn phí khấu trừ để lại, vay nợ nước ngoài, nguồn viện trợ để mua:
- Nợ TK 337 – Tạm thu (3371, 3372, 3373)
- Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611, 36621, 36631)
- Có TK 014 – Nguồn phí để lại khấu trừ
22. Mua vật liệu, nguyên liệu, dụng cụ, dịch vụ, hàng hóa để dùng các hoạt động dịch vụ, kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá vật liệu, dụng cụ, công vụ, tài sản cố định phản ánh theo giá mua chưa thuế giá trị gia tăng
- Nợ các TK 152, 153, 156 (không bao gồm thuế)
- Nợ TK 154 – Chi phí dịch vụ dở sang, sản xuất kinh doanh (nếu dùng ngay cho sản xuất kinh doanh, giá chưa có thuế)
- Nợ các TK 211, 213 (nếu mua tài sản cố định chưa sử dụng ngay, không bao gồm thuế)
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 111 – Tiền mặt
- Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM
VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 024.39936229 - 84973282186
Email: dailythuebluecom@gmail.com