Tin tức

Những trường hợp nào thì giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bị thu hồi?

14/08/2024 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
Những trường hợp nào thì giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bị thu hồi?

Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính là việc nhà nước không còn công nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất tư cách tham gia các hoạt động kinh doanh. Đồng thời, cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.

5 trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu thuộc 1 trong 5 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Vi phạm quy định về chủ thể thành lập doanh nghiệp 

Tất cả các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập công ty, ngoại trừ những đối tượng được nhắc đến tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

➨ Khi đó, nếu chủ thể thành lập doanh nghiệp thuộc 1 trong các trường hợp bị cấm thì được xem là không thỏa mãn điều kiện thành lập doanh nghiệp. Phòng ĐKKD xử lý như sau:

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1TV thuộc sở hữu của cá nhân: Ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và lập tức ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Đối với công ty TNHH 1TV được sở hữu bởi một tổ chức, công ty TNHH 2TV trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần: Ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp thay đổi thành viên hoặc cổ đông thuộc đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày. Quá thời hạn nói trên mà doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện thay đổi theo yêu cầu thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý:

Để tránh bị thu hồi giấy phép trong trường hợp này, trước khi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty hoặc đăng ký thành viên góp vốn, tổ chức/cá nhân nên tham khảo kỹ điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Trường hợp 2: Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sai sự thật

Trong trường hợp doanh nghiệp cố tình kê khai thông tin giả mạo và bị Phòng ĐKKD nghi ngờ về tính xác thực của hồ sơ, Phòng ĐKKD sẽ gửi văn bản đề nghị cơ quan công an xác định hành vi giả mạo của doanh nghiệp. 

Cơ quan công an tiến hành xác minh và trả kết quả bằng văn bản cho Phòng ĐKKD trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. 

➨ Tùy thuộc vào kết quả phản hồi từ cơ quan công an mà cách thức xử lý của Phòng ĐKKD sẽ khác nhau, cụ thể: 

  • Nếu hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là giả mạo, Phòng ĐKKD ra thông báo về hành vi vi phạm kèm quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Trong trường hợp đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh với thông tin thay đổi là giả mạo, Phòng ĐKKD xử lý như sau:
    • Ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp;
    • Ra quyết định hủy bỏ các nội dung giả mạo và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung ĐKKD theo thông tin của hồ sơ hợp lệ gần nhất;
    • Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện lại thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung ĐKKD;
    • Cuối cùng, thông báo đến cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

Để tránh bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn nên cân nhắc đưa thông tin vào hồ sơ đăng ký thành lập công ty (được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) như: tên công ty, địa chỉ trụ sở, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ… Những thông tin đó phải là nội dung có tồn tại và đúng với tình trạng thực tế của doanh nghiệp khi đi vào hoạt động.

Trường hợp 3: Ngừng hoạt động kinh doanh từ 1 năm trở lên nhưng không thông báo 

Nếu phát hiện doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh từ 1 năm trở lên nhưng không thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế, Phòng ĐKKD xử lý như sau:

  • Ra thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng ĐKKD để giải trình;
  • Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn trong thông báo mà nội dung giải trình không được chấp thuận hoặc người đại diện của doanh nghiệp không đến, Phòng ĐKKD ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý:

Để không bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh trong trường hợp này, doanh nghiệp nên gửi hồ sơ thông báo xin tạm ngừng kinh doanh đến Phòng ĐKKD, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trước ít nhất 3 ngày tính từ ngày tạm ngừng kinh doanh.

Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp muốn quay lại hoạt động trước thời hạn đã thông báo thì phải làm hồ sơ đăng ký hoạt động trở lại với Sở KH&ĐT, trước ít nhất 3 ngày tính đến ngày quay lại hoạt động. Nếu không, có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng.

Hoặc nếu có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn, chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng, doanh nghiệp cũng phải gửi thông báo đến Phòng ĐKKD. Doanh nghiệp lưu ý là, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

Hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh tối đa bao lâu?

Hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh tối đa bao lâu?

Trường hợp 4: Không gửi báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định

Doanh nghiệp không gửi báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 cho cơ quan ĐKKD trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo, hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan ĐKKD.

➨ Phòng ĐKKD theo đó sẽ tiến hành xử lý như sau:

  • Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp báo cáo, Phòng ĐKKD gửi thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở để giải trình;
  • Sau khi hết 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn trong thông báo mà nội dung giải trình không được chấp thuận hoặc người đại diện của doanh nghiệp không đến, Phòng ĐKKD ra quyết định thu hồi giấy phép của doanh nghiệp.

Lưu ý:

Để tránh bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nên lưu ý:

  • Gửi báo cáo về việc tuân thủ Luật Doanh nghiệp 2020 định kỳ cho Phòng ĐKKD đúng thời hạn theo quy định;
  • Bắt buộc phải gửi báo cáo theo quy định khi nhận được yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp 5: Các trường hợp khác

Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quy định sau thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 

1. Trường hợp nào được khôi phục tình trạng pháp lý sau khi bị thu hồi GPKD?

Không phải trường hợp nào doanh nghiệp cũng có thể khôi phục tình trạng pháp lý sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Điều này chỉ xảy ra nếu văn bản thu hồi của Phòng ĐKKD là không đủ cơ sở hoặc có quyết định hủy thu hồi giấy phép kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền.

Phòng ĐKKD hủy bỏ quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu doanh nghiệp thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Sau khi xem xét kiểm tra, Phòng ĐKKD xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ khôi phục tình trạng pháp lý của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Trường hợp 2: Cơ quan quản lý thuế gửi văn bản về Phòng ĐKKD đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp sau khi cưỡng chế nợ thuế của doanh nghiệp (trường hợp chưa chuyển sang tình trạng đã giải thể doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).

Như vậy, ngoại trừ 2 trường hợp kể trên, tất cả các trường hợp còn lại đều không được khôi phục tình trạng pháp lý sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp có được tiếp tục kinh doanh sau khi bị thu hồi giấy phép?

Doanh nghiệp được phép kinh doanh trở lại sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh (thành lập công ty mới) chứ không được tiếp tục kinh doanh sau khi bị thu hồi giấy phép. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cụ thể là 2 trường hợp mà BLUECOM đã đề cập bên trên, doanh nghiệp không cần thực hiện đăng ký mới mà được Phòng ĐKKD khôi phục tình trạng pháp lý.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bị phạt hành chính từ 50.000.000 - 100.000.000 đồng.

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: