Tin tức

Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý - Chi tiết

25/10/2024 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý - Chi tiết

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính là khoản thuế mà các doanh nghiệp phải kê khai và nộp tạm thời theo định kỳ trong năm tài chính. Đây là khoản thuế dựa trên thu nhập ước tính của doanh nghiệp, thường được nộp hàng quý, nhằm giúp Nhà nước có nguồn thu ổn định trong năm và đảm bảo tính kịp thời trong công tác thu thuế.

Cách tính thuế TNDN tạm tính

Thuế TNDN tạm tính hàng quý được xác định dựa trên các yếu tố sau:

  • Doanh thu thuần: Tổng thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chi phí hợp lệ: Các chi phí được phép khấu trừ theo quy định của pháp luật thuế, như chi phí nhân công, khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu, v.v.
  • Thu nhập chịu thuế: Là phần doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí hợp lệ. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính như sau:

Thuế thu nhập tạm tính = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất TNDN

Thuế suất TNDN thông thường là 20% đối với hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những ngành đặc thù hoặc doanh nghiệp được ưu đãi thuế có thể áp dụng các mức thuế suất khác.

Thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của kỳ phát sinh tiếp theo.

- Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả kinh doanh để xác định số thuế TNDN tạm tính vào mỗi quý

- Tổng số tiền thuế TNDN đã nộp vào 3 quý đầu năm phải trên 75% tổng số thuế TNDN mà doanh nghiệp nộp của cả năm.

- Nếu người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế TNDN quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua một trong các hình thức dưới đây:

- Nộp thuế TNDN tạm tính trực tiếp tại kho bạc nhà nước

- Qua ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng.

- Nộp thuế thông qua tổ chức được ủy quyền.

- Nộp thuế qua trang web của Tổng cục thuế https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý. 

Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý hoặc thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp theo năm đều được tính căn cứ theo công thức sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp= (thu nhập tính thuế- Phần trích lập quỹ KHCN) x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thu nhập tính thuế= Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế- các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu- chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác. 

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP có quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng.
  • Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
  • Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
  • Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp quy đinh cụ thể như sau: 

Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm;

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, tiêu dùng nội bộ;

- Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa;

Đối với hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh sân gôn, kinh doanh dịch vụ khác mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm là số tiền bên thuê tài sản, mua dịch vụ trả từng kỳ theo hợp đồng. Trường hợp bên thuê tài sản, bên mua dịch vụ trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước;

- Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế;

- Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế;

- Đối với điện, nước sạch là số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;

- Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc; phí dịch vụ đại lý (bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm trừ (-) các khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm, các khoản hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

Trường hợp đồng bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Đối với hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ;

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu.

Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị;

- Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh mà không thành lập pháp nhân:

+Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng;

+Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ của hợp đồng;

- Đối với kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ (-) số tiền đã trả thưởng cho khách;

- Đối với kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật;

- Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là toàn bộ doanh thu bán dầu, khí theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng trong kỳ tính thuế;

Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế;

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: