Tin tức

Phạt tiền đến 100 triệu đồng khi kinh doanh hàng nhập khẩu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc

28/08/2023 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
Phạt tiền đến 100 triệu đồng khi kinh doanh hàng nhập khẩu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc

Việc mua bán, vận chuyển hàng hóa không được diễn ra một cách tùy tiện; mà được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền; để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng hóa này. Do đó, việc kinh doanh hàng hóa trên thị trường; phải đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng theo quy định pháp luật. Dưới đây là những quy định xử phải khi kinh doanh, buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc!

Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là gì?

Nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa có thể hiểu đơn giản là nơi sản xuất hoặc nơi thực hiện các công đoạn tương tự như sản xuất hàng hóa đó như chế biến, gia công... Nơi sản xuất có thể là một quốc gia, nhóm quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa điểm địa lý. Như vậy, những hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được hiểu là những hàng hóa không rõ nơi sản xuất, không xác định được quốc gia, nhóm quốc gia hay vùng lãnh thổ nào sản xuất, hoặc tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đưa ra định nghĩa về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như sau:

13. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, nguồn gốc xuất xứ phải được thể hiện trên bao bì của sản phẩm, hoặc các loại giấy tờ khác có liên quan đến hàng hóa như chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng mua bán, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hơp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với các bên có liên quan. Hàng hóa nào không đáp ứng điều kiện này được coi là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, tùy tính chất, mức độ của hành vi; mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật

Xử lý hành chính hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sẽ bị xử lý hành chính theo quy định; tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP

Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều; này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều; này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;

b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;

c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

13. Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
  • Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng; để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm; quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người; vật nuôi, cây trồng và môi trường; đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Các đối tương bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bao gồm:

- Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.

- Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

Các tổ chức nêu trên bao gồm:

(1) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên;

(2) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

(3) Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề được nêu trong bài viết, hãy liên hệ ngay với Bluecom để được hỗ trợ sớm nhất!

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

 

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: