Tin tức

So sánh sự khác nhau cơ bản giữa thanh tra và kiểm tra thuế

24/08/2023 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
So sánh sự khác nhau cơ bản giữa thanh tra và kiểm tra thuế

Khá nhiều người nhầm tưởng thanh tra và kiểm tra thuế là một. Cùng Bluecom điểm qua một số điểm khác nhau cơ bản giữa thanh tra và kiểm tra thuế dưới đây nhé!

Khái niệm thanh tra và kiểm tra thuế 

Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng quan trọng của cơ chế quản lý thuế theo mô hình chức năng (tuyên truyền hỗ trợ; kế toán và xử lý tờ khai; thu nợ và cưỡng chế; thanh tra, kiểm tra). Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế của NNT, CQT thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp NNT nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.

– Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

– Thanh tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế. 

Phân biệt thanh tra và kiểm tra thuế 

Có thể phân biệt thanh tra và kiểm tra thuế qua một số tiêu chí sau:

Tiêu chí

Thanh tra thuế

Kiểm tra thuế

Căn cứ pháp lý

- Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

- Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015

- Quyết định 2605/QĐ-TCT năm 2016

- Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

- Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023

Phạm vi

- Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế

- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

- Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa

- Thanh tra người nộp thuế theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính

- Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền

- Kiểm tra từ hồ sơ thuế

- Kiểm tra với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật

- Kiểm tra hoàn thuế

- Kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề

- Kiểm tra theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền.

- Kiểm tra đối với người nộp thuế chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý.

- Kiểm tra đột xuất:

  • Kiểm tra theo đơn tố cáo;
  • Kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên;
  • Kiểm tra theo đề nghị của người nộp thuế (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý);
  • Kiểm tra trước hoàn thuế;
  • Kiểm tra theo đề xuất sau khi kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế;
  • Các trường hợp kiểm tra đột xuất khác.

Mục đích

- Đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; xác minh và thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế

- Nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế

Thời gian

Tùy thuộc vào tính chất của mỗi cuộc thanh tra nhưng không quá 45 ngày làm việc đối với một cuộc thanh tra do Tổng cục Thuế tiến hành, không quá 30 ngày, làm việc đối với một cuộc thanh tra do Cục Thuế tiến hành

Trường hợp cần thiết phải gia hạn thời gian thanh tra thì phải đảm bảo nguyên tắc:

- Tổng thời gian thanh tra (gồm cả thời gian gia hạn) đối với cuộc thanh tra do Tổng cục Thuế tiến hành không quá 70 ngày làm việc.

 

- Tổng thời gian thanh tra (gồm cả thời gian gia hạn) đối với cuộc thanh tra do Cục Thuế tiến hành không quá 45 ngày làm việc.

Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế.

Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế

Quy mô

Có quy mô rộng hơn, có thể sẽ thanh tra số liệu kế toán ghi trong Quyết định thanh tra và thanh tra những số liệu kế toán từ những đợt kiểm tra trước

Chỉ kiểm tra số liệu kế toán trong kỳ kiểm tra ghi trong Quyết định kiểm tra đó

Cơ quan có thẩm quyền

Tổng cục Thuế, Cục Thuế

Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế, Vụ, Phòng, Đội được giao chức năng, nhiệm vụ kiểm tra thuế thuộc cơ quan thuế các cấp

Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa thanh tra và kiểm tra thuế theo quy định hiện hành, nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với Bluecom để được hỗ trợ kịp thời.

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: