Tin tức

Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cần làm như thế nào?

24/04/2024 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cần làm như thế nào?

Khá nhiều doanh nghiệp đăng ký thiếu mã ngành khi làm thủ tục thành lập, do vậy chưa đủ điều kiện để hoạt động ngành nghề đó. Một số khác thì điều chỉnh định hướng, chiến lược kinh doanh trong quá trình hoạt động nhưng lại chậm điều chỉnh hoặc không điều chỉnh, bổ sung ngành nghề dẫn đến bị xử phạt hành chính. Vậy nên, bạn cần nắm rõ các điểm lưu ý và điều kiện dưới đây khi cần thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Lưu ý trước khi đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

3 điểm cần lưu ý khi doanh nghiệp tiến hành đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề

Trước khi làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn cần lưu ý:

  1. Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh thì phải tiến hành làm thủ tục bổ sung ngành nghề;
  2. Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, doanh nghiệp khi đăng ký ngành nghề kinh doanh phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 nằm trong Hệ thống mã ngành kinh tế mới;
  3. Đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước ngày 20/08/2018, khi tiến hành thay đổi, bổ sung ngành nghề thì bắt buộc phải cập nhật theo mã ngành kinh tế mới (nếu trong danh sách ngành nghề kinh doanh hiện hữu có mã ngành cần điều chỉnh).

5 điều kiện đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh 

Ngoài 3 lưu ý trên, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau để có thể thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh:

  1. Đăng ký bổ sung mã ngành nghề phải nằm trong Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Trường hợp ngành nghề không nằm trong Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam thì phải được quy định cụ thể tại văn bản khác.
  2. Ngành nghề kinh doanh bổ sung không được nằm trong nhóm 7 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh;
  3. Nếu ngành nghề đăng ký thuộc danh mục 277 mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện quy định về ngành nghề đó;
  4. Ngành nghề kinh doanh đăng ký bổ sung không trùng với ngành nghề đã đăng ký. Trường hợp muốn bổ sung nội dung chi tiết ngành nghề thì phải giảm mã ngành cũ, sau đó thêm mã ngành nghề kinh doanh mới;
  5. Doanh nghiệp khi thành lập chưa đăng ký số điện thoại/email/fax, khi thực hiện thủ tục thay đổi, thêm/giảm mã ngành nghề kinh doanh thì phải kèm theo việc bổ sung thông tin liên hệ công ty.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh được hiểu là thủ tục thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, quy trình đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh được tiến hành giống như đối với thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, bao gồm:

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; 
  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
  3. Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (nếu có);
  4. Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh;
  5. Bản sao biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh (đối với công ty TNHH 2 TV trở lên và công ty cổ phần);
  6. Nghị quyết, quyết định về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 TV trở lên, công ty hợp danh), của đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 TV).

Bước 2. Cách đăng ký thay đổi, thêm/bớt ngành nghề kinh doanh

Để đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua mạng, chi tiết được hướng dẫn dưới đây:

  • Đăng ký trực tiếp: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính)
  • Đăng ký thay đổi, thêm ngành nghề kinh doanh qua mạng: 
    Bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Sử dụng chữ ký số điện tử (token) để đăng ký;

Cách 2: Đăng ký tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3. Nhận kết quả (thời hạn giải quyết)

  • Trường hợp đăng ký thay đổi, bổ sung hồ sơ trực tiếp 

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, ngành nghề có điều kiện, cập nhật thông tin ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

Trong thời hạn từ 3 - 5 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy xác nhận về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc gửi thông báo yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu hồ sơ chưa hợp lệ).

  • Trường hợp đăng ký thay đổi, thêm ngành nghề kinh doanh qua mạng 

Nhận giấy biên nhận hồ sơ đăng ký qua mạng, sau khi điền hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;

Trong thời hạn từ 3 - 5 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp giấy xác nhận hoặc gửi thông báo yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu hồ sơ chưa hợp lệ);

Sau khi đăng ký qua mạng, bạn cần nộp giấy biên nhận và hồ sơ bản cứng tại Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới.

Lưu ý: 

Để hoàn thành thủ tục thay đổi, bổ sung mã ngành nghề kinh doanh, bạn cần nộp 2 khoản lệ phí cho nhà nước, bao gồm:

  • Lệ phí nộp hồ sơ & cấp giấy xác nhận tại Sở KH&ĐT - 200.000 đồng;
  • Lệ phí công bố tại Cổng thông tin quốc gia - 300.000 đồng.

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: