Tin tức

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cho công ty 2023

16/09/2023 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cho công ty 2023

Thành lập địa điểm kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện khi muốn mở rộng địa điểm kinh doanh, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính của địa điểm kinh doanh. Chi tiết sẽ được Bluecom hướng dẫn trong bào viết này!

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh công ty năm 2023 như thế nào?

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh như thông tin địa chỉ địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh….vv.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm theo quy định

Hồ sơ là tại liệu quan trọng và là căn cứ để cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận thành lập địa điểm cho doanh nghiệp, chi tiết hồ sơ đã được chúng tôi trình bày ở nội dung trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập đến Phòng Đăng ký kinh doanh

Sau khi soạn thảo xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ bằng hình thức online (trực tuyến) qua công thông tin quốc gia

Bước 4: Thẩm định hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh công ty

Hồ sơ sau khi được nộp sẽ được sở kế hoạch đầu tư xem xét tính hợp pháp để tiến hành cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh hoặc yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh công ty

Sau khi thẩm định và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành cập giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp và đăng thông tin thông tin địa điểm trên cơ sở dữ liệu.

Khi nào phải thành lập địa điểm kinh doanh?

Doanh nghiệp tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh khi có hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty A có đăng ký trụ sở chính tại địa chỉ B nhưng có mở thêm 1 cơ sở kinh doanh tại địa điểm C, công ty A sẽ thành lập địa điểm kinh doanh tại địa điểm C để hoạt động kinh doanh tại đây được hợp pháp.

Địa điểm kinh doanh công ty có chức năng như sau:

– Là nơi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm (i) hoạt động kinh doanh các ngành nghề ghi nhận trên Giấy chứng chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh (ii) Thực hiện chức năng văn phòng giao dịch, thông tin liên lạc của doanh nghiệp hoặc chi nhánh (Nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh).

– Pháp luật quy định doanh nghiệp được tùy chọn tổ chức quản lý địa điểm kinh doanh theo hai dạng là (i) Địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty (ii) Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh công ty.

– Địa điểm kinh doanh khác tỉnh với cơ quan chủ quản sẽ được cấp mã số thuế phụ để thực hiện việc kê khai, nộp thuế.

Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh công ty gồm những gì?

Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Theo mẫu quy định tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

+ Mã số doanh nghiệp;

+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

+ Tên địa điểm kinh doanh:

+ Địa chỉ của địa điểm kinh doanh:

+ Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh

+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

– Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty;

– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh

– Bản sao chứng thực CMTND/Căn cước/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh ở đâu?

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết: Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Ví dụ: Công ty A có đăng ký trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và muốn lập địa điểm kinh doanh ở tỉnh Hưng Yên, công ty A sẽ nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên để thành lập địa điểm kinh doanh.

Thời gian thành lập địa điểm kinh doanh: 3-5 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ.

Cách thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi hoàn tất hồ sơ, bước tiếp theo mọi người cần thực hiện chính là gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước chuyên trách. Có hai cách thức nộp hồ sơ mà mọi người có thể lựa chọn chính là: gửi hồ sơ trực tiếp tới Phòng Đăng ký kinh doanh và gửi hồ trực trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đối với cách thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực tiếp

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có một Sở Kế hoạch và Đầu tư riêng. Phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đăng ký thành lập ở Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nào, mà hồ sơ sẽ nộp tại Sở đó. Luật Hoàng Phi sẽ giới thiệu đến mọi người một số địa điểm Sở Kế hoạch và Đầu tư lớn hiên nay như:

  • Tại Hà Nội:  Khu liên cơ Võ Chí Công, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội ( Số 258 Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội)
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: 32 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
  • Tại Đà Nẵng: 24 Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng

Lưu ý: Hiện nay tại Hà Nội, doanh nghiệp muốn thành lập địa điểm kinh doanh bắt buộc vào lựa chọn hình thức nộp hồ sơ qua cổng thông tin quốc gia (nộp online theo cách bên dưới)

Đối với cách thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực tuyến

Ngoài việc nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, mọi người còn có thể lựa chon hình thức gửi hồ sơ online thông qua Cổng thông tin quốc gia trên https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Hình thức được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ tiết kiệm thời gian, không phải di chuyển nhiều.

Lưu ý gì khi thành lập địa điểm kinh doanh?

– Mỗi địa điển kinh doanh của doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm;

– Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.

– Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh;

– Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt.

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: