Tin tức

Thủ tục mua hóa đơn đối với hộ kinh doanh như thế nào?

04/06/2024 BLUECOM VIỆT NAM 0 Nhận xét
Thủ tục mua hóa đơn đối với hộ kinh doanh như thế nào?

Hộ kinh doanh cá thể được phép đặt mua hóa đơn bán hàng tại cơ quan thuế nếu có nhu cầu. Vậy thủ tục mua hóa đơn đối với hộ kinh doanh như thế nào?

Hộ kinh doanh khoán mua hoá đơn tại cơ quan thuế thì cần làm thêm thủ tục gì về thuế không?

Trình tự mua hóa đơn của hộ kinh doanh với cơ quan thuế

Về trình tự thủ tục mua hóa đơn, theo quy định tại Điều 12, Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của chính phủ ban hành quy định về việc hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ việc mua hóa đơn sẽ bao gồm những trình tự thủ tục như sau:

- Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị mua hóa đơn, mẫu hóa đơn;
  • Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/ Hộ chiếu của người có tên trong đơn;
  • Văn bản cam kết về địa chỉ kinh doanh sản xuất phù hợp với quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

Khi đến mua hóa đơn tại cơ quan thuế, Chủ hộ kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu các thông tin như: họ và tên, địa chỉ mã số thuế trên liên hai của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế.

- Cơ quan bán hóa đơn: Hộ kinh doanh sẽ mua hóa đơn ở cơ quan thuế mà mình trực tiếp khai thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành bán hóa đơn cho hộ kinh doanh theo từng tháng.

- Số lượng hóa đơn được mua: Số lượng mua lần đầu sẽ không quá năm mươi, nếu dùng hết hóa đơn khi chưa hết tháng thì cơ quan thuế sẽ dựa vào số hóa đơn đã dùng và thời gian còn lại để bán tiếp. Đối với những lần mua tiếp theo, cơ quan thuế sẽ dựa vào số lượng hóa đơn của tháng cũ và nhu cầu của người mua sau đó sẽ quyết định số lượng được mua nhưng không vượt quá số lượng của tháng trước đó.

Hộ kinh doanh khoán (hay còn gọi là hộ khoán) không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ do dó nếu khách hàng cần hoá đơn để đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì hộ khoán có thể liên hệ với cơ quan thuế để mua hoá đơn.

Theo Khoản 4 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do Bộ Tài chính ban hành thì trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh. Thuế suất và số thuế phải nộp sẽ xác định theo hướng dẫn tại Điều 10 và Phụ lục I ban hành kèm.

Về thủ tục khai thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể: Hồ sơ khai thuế bao gồm:

- Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC;

- Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;

- Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;

- Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;...

Lưu ý: Cơ quan thuế có quyền yêu cầu hộ kinh doanh xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

Thời hạn nộp thuế: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

Vậy, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn có phải trả tiền không?

Tại Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định:

"Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

1. Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ trong thời gian 12 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử gồm:

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có.

b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Tổng cục Thuế thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ cho các đối tượng nêu trên.

2. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thực hiện trả tiền dịch vụ theo Hợp đồng ký giữa các bên."

Theo đó hộ kinh doanh không phải trả tiền dịch vụ trong thời gian 12 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong trường hợp là hộ kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Còn các hộ kinh doanh không thuộc trường hợp nêu trên khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thực hiện trả tiền dịch vụ theo Hợp đồng ký giữa các bên.

Có thể thêm logo hoặc biểu tượng vào hóa đơn của hộ kinh doanh không?

Hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm biểu trưng hay logo để thể hiện thương hiệu, nhãn hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán vào nội dung hóa đơn điện tử. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 15 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

Ngoài các nội dung hướng dẫn từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.

Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM

VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024.39936229 - 84973282186

Email: dailythuebluecom@gmail.com

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: