Thủ tục thành lập doanh nghiệp được xem là bước khởi đầu đặt nền móng cho việc kinh doanh và là tiền đề cho sự phát triển, mở rộng hay thủ tục sáp nhập công ty sau này.
Trong bài viết này, Bluecom sẽ cung cấp thông tin hướng dẫn thành lập công ty giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn khi thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục sau khi thành lập công ty.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 21, 22 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp loại hình: Công ty TNHH, công ty cổ phần sẽ cần chuẩn bị các tài liệu sau trong hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ thành lập doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên công ty / Danh sách cổ đông công ty.
- Bản sao CMTND, hộ chiếu của người thành lập doanh nghiệp.
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Nếu có).
- Giấy ủy quyền của Giám đốc cho người đi nộp hồ sơ.
5 bước trong quá trình thành lập doanh nghiệp mới
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng trong các bước thành lập công ty. Trước khi tiến hành việc soạn thảo hồ sơ để thành lập công ty, chủ đầu tư cùng các thành viên cần cùng nhau bàn bạc và xác định những thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh bao gồm vốn điều lệ, người đại diện pháp luật, xác định cổ đông....
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết, chúng ta bắt đầu soạn thảo và chuẩn bị các thành phần hồ sơ cần thiết. Tùy vào loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh mà yêu cầu về thành phần hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau.
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp
- Xác định cơ quan thẩm quyền để đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty.
- Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền
Người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp sẽ nộp bộ hồ sơ này trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tùy từng nơi mà hồ sơ có thể được nộp theo hình thức trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia hoặc qua đường bưu điện.
Trường hợp chủ đầu tư ủy quyền người khác thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thay phải có giấy ủy quyền hợp pháp.
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Thời gian xử lý hồ sơ là 3-5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ của doanh nghiệp đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp chưa đúng quy định, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản yêu cầu sửa đổi hay bổ sung.
Bước 4: Thực hiện khắc con dấu pháp nhân
- Thiết kế mẫu dấu
Trước khi thực hiện việc khắc dấu, doanh nghiệp thiết kế mẫu dấu. Mẫu dấu có thể được doanh nghiệp tự thiết kế hoặc nhờ đối tác thứ 3 hoặc đơn vị khắc dấu thiết kế hỗ trợ.
- Thực hiện việc khắc con dấu
Doanh nghiệp cần mang theo một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cùng với bản thiết kế mẫu dấu đến đơn vị khắc dấu để thực hiện khắc con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp.
- Nhận con dấu doanh nghiệp
Để nhận con dấu, người đại diện của doanh nghiệp cần đem theo bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong trường hợp người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không trực tiếp đến và tiếp nhận con dấu, người này có thể ủy quyền cho người khác đến nhận thay.
Bước 5: Thực hiện ngay những việc cần làm sau khi thực hiện các thủ tục thành lập công ty mới
Các doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề không có điều kiện có thể tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu.
Xem ngay: 13 điều doanh nghiệp cần chú ý sau khi thành lập công ty cổ phần
Quy trình đăng ký doanh nghiệp online
Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp trực tuyến: dangkyquamang.dkkd.gov.vn là địa chỉ truy cập để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp online đối với mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó, việc đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, bao gồm các bước cụ thể sau:
Thứ nhất, nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ online qua cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia thông qua chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh gửi trực tiếp về email bạn sử dụng để đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
Thứ ba, xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh online thì khi hồ sơ đã hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo hồ sơ hợp lệ qua email trong đó ghi rõ thời hạn nộp hồ sơ gốc và mã số doanh nghiệp dự kiến cấp cho doanh nghiệp. Người thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp in thông báo và nộp kèm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gốc vào bộ phận một cửa Phòng đăng ký kinh doanh để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau nửa ngày.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
- Luật doanh nghiệp 2020 giữ nguyên quy định thời gian 3 ngày để cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Với cơ chế này, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải phụ thuộc vào việc chờ cấp mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM
VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 024.39936229 - 84973282186
Email: dailythuebluecom@gmail.com