Hiện nay nhu cầu sử dụng kính mắt còn xuất phát từ xu hướng thẩm mỹ và phong cách thời trang cá nhân. Do đó, các dịch vụ tư vấn, kiểm tra thị lực, cơ sở kính thuốc, kính mắt thời trang mở ra cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng. Theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu về những thủ tục, điều kiện và kinh nghiệm mở tiệm kính thuốc, kính mắt nhé!
Kinh doanh kính thuốc cần những giấy tờ gì?
Các cơ sở cung cấp dịch vụ kính thuốc được xem như là cơ sở dịch vụ y tế. Đây là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám, chữa bệnh thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên để đi vào hoạt động hợp pháp, ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần phải có giấy phép hoạt động cơ sở dịch vụ kính thuốc.
Như vậy bạn cần hoàn thành 2 thủ tục pháp lý quan trọng đó là:
- Thủ tục đăng ký kinh doanh kính mắt, kính thuốc;
- Thủ tục xin giấy phép hoạt động cửa hàng kính thuốc, kính mắt (giấy phép con).
Thủ tục đăng ký kinh doanh của hàng kính thuốc, kính mắt
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh kính mắt, kính thuốc
Khi kinh doanh kính thuốc, tùy vào quy mô hoạt động và điều kiện tài chính mà bạn có thể cân nhắc chọn lựa thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty. Cụ thể từng bước làm thủ tục đăng ký kinh doanh cho 2 hình thức như sau.
- Hồ sơ kinh doanh kính mắt, kính thuốc (đối với hộ kinh doanh)
Bộ hồ sơ bạn cần chuẩn bị để xin giấy phép thành lập hộ kinh doanh kính thuốc gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ kính thuốc;
- CMND/CCCD/hộ chiếu chủ hộ, thành viên đăng ký mở tiệm kính thuốc (bảo sao hợp lệ);
- Hợp đồng thuê nhà (mượn nhà/sổ đỏ) hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi mở tiệm kính thuốc (bản sao);
- Giấy ủy quyền (nếu nộp thay cho đại diện pháp luật);
- Văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình đại diện cho 1 thành viên làm chủ cơ sở dịch vụ kính thuốc (bản sao hợp lệ);
- Chứng chỉ hành nghề kính thuốc (bản sao hợp lệ nếu có).
- Hồ sơ kinh doanh kính mắt, kính thuốc (đối với doanh nghiệp)
Bộ hồ sơ bạn cần chuẩn bị để xin giấy phép thành lập công ty kinh doanh kính thuốc gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh kính thuốc;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông và thành viên sáng lập công ty;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu nộp thay cho đại diện pháp luật);
- CCCD/hộ chiếu các thành viên, người đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (bản sao).
Lưu ý:
Tại bước đăng ký kinh doanh, dù là thành lập hộ kinh doanh cá thể hay thành lập doanh nghiệp thì bạn đều phải đăng ký đúng và đủ mã ngành liên quan đến việc kinh doanh kính thuốc, kính mắt, chẳng hạn:
- Mã ngành 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Mua bán kính thuốc.
- Mã ngành 4773: Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết: Bán lẻ kính đeo mắt, kể cả các hoạt động phục vụ cho việc bán lẻ kính mắt như đo độ cận, độ viễn, mài lắp kính.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mở tiệm kính thuốc
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, tùy vào mô hình thành lập mà nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ khác nhau, cụ thể:
- Đối với hộ cá thể: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi mở tiệm kính thuốc;
- Đối với doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi mở tiệm kinh doanh kính thuốc.
Bạn có thể nộp trực tiếp, nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ quan bắt đầu yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính. Vì vậy, nhằm tránh mất thời gian, Bluecom tư vấn bạn nên liên hệ xác nhận hình thức nộp hồ sơ trước với cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Chờ nhận kết quả đăng ký kinh doanh
- Trong vòng 3 - 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép đăng ký thành lập cơ sở dịch vụ kính thuốc;
- Hoặc nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ nhận thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung giấy tờ.
Điều kiện mở cửa hàng kính thuốc, kính mắt
Cơ sở dịch vụ kính thuốc chính là cơ sở dịch vụ y tế, do vậy phải đảm bảo các điều kiện hoạt động của một cơ sở khám chữa bệnh.
Đồng thời, theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Điều 57 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, cửa hàng kính mắt, kính thuốc phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất
- Có địa điểm kinh doanh cố định;
- Tuân thủ quy định về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Có khu vực tiệt trùng dụng cụ y tế (trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc đã có hợp đồng tiệt trùng dụng cụ với cơ sở y tế khác);
- Cơ sở có diện tích tối thiểu là 15m2;
- Phòng đo mắt phải có diện tích tối thiểu là 10m2 (đối với cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ).
2. Điều kiện về thiết bị y tế
- Trang bị đầy đủ thiết bị y tế cần thiết, phù hợp với phạm vi chuyên môn của cơ sở kính thuốc;
- Có thiết bị đo, kiểm tra và chẩn đoán tật khúc xạ mắt (đối với cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ).
3. Điều kiện về nhân sự
- Tối thiểu 1 người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có bằng trung cấp y trở lên, có chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa mắt hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật thực hiện việc đo và kiểm tra tật khúc xạ phải đáp ứng 1 trong 2 điều kiện sau:
- Là bác sĩ chuyên khoa mắt;
- Là kỹ thuật y với phạm vi hành nghề khúc xạ nhãn khoa.
- Các đối tượng khác làm việc tại cơ sở (ngoại trừ người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật) nếu tham gia khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ thực hiện công việc trong phạm vi được phân công. Việc phân công này được thực hiện bằng văn bản.
Bluecom - Đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý thuế hàng đầu
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BLUECOM VIỆT NAM
VPGD: P810 Tòa Trung Rice City Linh Đàm, P Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Trụ sở: Số 01, ngõ 117 Đặng Tiến Đông, P Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 024.39936229 - 84973282186
Email: dailythuebluecom@gmail.com